Trong trì giới có tu nhẫn nhục, tại sao vậy? Bạn không thể nhẫn thì bạn không buông bỏ được. Buông bỏ là xả, phải bố thí, bố thí thật sự là có thể nhẫn. Tài bố thí, pháp bố thí, vô úy bố thí, bố thí đến Tam Luân Thể Không, bố thí đến mức không chấp tướng, không ngã tướng, không nhân tướng, không chúng sanh tướng, không thọ giả tướng. Khi bố thí Tam luân thể không, vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô vật tướng. Bồ-tát dùng những phương pháp này, đem phiền não tập khí của chúng sanh bao gồm nghiệp chướng mà chúng ta nói ngày nay sử dụng phương pháp này để đào thải chúng, để tự tính hiển lộ ra. (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
Nhẫn nhục, nhẫn nhục là có lòng nhẫn nại, rất có tâm nhẫn nại để làm, nhất tâm hành thiện, khiến cho bản thân thành tựu tâm thuần thiện, hạnh thuần thiện. Lúc này có lẽ bạn sẽ gặp phải rất nhiều việc bất như ý, bạn cần nhẫn nhục, tại sao vậy? Trong Kinh Kim Cang nói rất hay, tâm thiện, hành thiện, ngôn thiện của chúng ta còn bị hủy báng, bị hãm hại, đó là nghiệp chướng trong quá khứ đời trước. Nên biết trùng trùng việc bất như ý đến chính là để trả quả, trả hết thì tốt! (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
Người hủy báng ta ta cần cảm ơn anh ta, người hủy nhục ta ta cần cảm ơn anh ta, người lợi dụng ta, chôn ta, lừa ta, gạt ta, ta phải cảm kích anh ta, nghĩ là đang trả nợ. Người hãm hại ta, ta cần cảm kích, hãm hại đến cực điểm, bạn nói người ngày nay hãm hại (phương hại) bạn, họ hãm hại bạn chính là vì danh lợi, điều này rất rõ rệt. Tôi không cần danh, buông bỏ danh rồi, thì anh ta không cách nào hãm hại. Đó gọi là hàng phục. Lợi, người xuất gia tín đồ nhiều, người ta tán thán nhiều, cúng dường nhiều, một khi anh ta tạo tin vịt cho bạn, thì những người ấy đều sẽ bỏ đi, đều rời xa, đều cho rằng vị sư phụ này của tôi không phải là vị thầy tốt, ông ta giả bộ để lừa tôi.
Tôi không cần danh, cũng không cần lợi, tôi cũng không cần người tán thán, tôi cũng không cần người cúng dường, ma không có cách gì với tôi cả. Chỉ cần bạn có phân biệt chấp trước, ma liền lợi dụng liền; bạn nếu như buông bỏ đi phân biệt chấp trước, ma liền hết cách với bạn. Đến cuối cùng nó muốn giết hại bạn, có giết hại cũng cảm ơn nó, giống như tiên nhân nhẫn nhục vậy, ma không có cách với ông. Nhu nhuyến khắc phục cang cường, nhu hòa nhẫn nhục đức lớn này có thể thành tựu vô lượng công đức, không thể nhẫn thì thất bại thê thảm.
Ở thời đại ngày nay, thường nghĩ đến tiên nhân nhẫn nhục đang làm gương cho chúng ta, chúng ta cần thể hội tự thâm tâm mình, tại sao vậy? Chúng ta ở trong đạo Bồ-đề gặp phải những việc này cũng có thể sẽ gặp rất nhiều lần. Phật Bồ tát sớm đã dạy chúng ta làm sao đối trị, không để chúng hãm hại sự tu hành của chúng ta, không hãm hại chúng ta cầu sinh Tịnh Độ, không hãm hại chúng ta thân cận Di-đà, cho nên cả đời cần giữ gìn, niệm Phật. Không cho ta niệm Phật, không cho ta mở miệng thì ta niệm thầm trong tâm, anh ta có thể quản được bên ngoài chứ không quản được nội tâm của ta. Tai nạn càng nghiêm trọng, thành tựu càng thù thắng; tai nạn càng bức thiết, thành tựu càng nhanh chóng.
Cho nên trùng trùng khó khăn chướng ngại hiện tiền không phải là việc xấu, đối với người thật sự tu hành mà nói, đó là một cơ duyên khó gặp. Tại sao vậy? Nó giúp bạn mau chóng thành tựu, kì thi cuối cùng này, đề thi rất nghiêm ngặt, không thông qua thì đọa lạc, thông qua thì thăng hoa. Đọa lạc cũng nhanh mà thăng hoa cũng nhanh. Năng nhẫn, minh lý, tâm địa thanh tịnh, tâm địa có trí tuệ, nhất định siêu việt. (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
Người khác nói cái sai của chúng ta, hủy nhục chúng ta, hủy báng chúng ta, hãm hại chúng ta, thậm chí sát hại chúng ta, chúng ta nhất định không được ôm lòng oán hận. Nhất định phải biết rằng, không oán trời không trách người, không một chút có ý sân hận, tâm mãi mãi giữ gìn thanh tịnh bình đẳng, bạn mới có thể giác ngộ. Dùng tâm chân thành để đối đãi với anh ta, đấy là dĩ trực báo oán. Trực này là tâm chánh trực mà Phật giảng, chính là chân thành, cung kính, chúng ta còn phải dùng tâm chân thành, tâm cung kính để đối đãi. Đó là lý, là đạo lý làm người. Tại sao vậy? Tuyệt đối không nên kết oán thù với người. Phải hiểu sau khi kết oán thù, thì đời đời kiếp kiếp báo oán không ngừng, oan oan tương báo, đến lúc nào mới hết?
Hôm nay người khác hủy báng ta, hủy nhục ta, hãm hại ta, đó là quả báo của ta. Anh ta tại sao không đi hủy báng người khác? Anh ta tại sao không đi hãm hại người khác, anh ta lại hại ta? Nhất định trong đời quá khứ, ta đã hủy báng anh ta, hãm hại anh ta, ngày nay gặp được anh ta đến để hủy báng ta, hãm hại ta, oan oan tương báo, nên tiếp thọ, ta tuyệt đối không khởi tâm oán hận, không khởi tâm báo thù, thì món nợ này xem như đã trả xong, xong rồi, hết rồi. Cho nên, chúng ta cần lấy tâm cung kính, chân thành, cung kính để đối đãi với những người này, nợ này liền trả xong, không nên đời đời kiếp kiếp báo oán nhau hoài, rất phiền phức. Đó là Phật dạy chúng ta, đó mới là cách thông minh trí tuệ, giải quyết vấn đề. Không thể làm cho vấn đề phức tạp hơn, vấn đề cần được giải quyết ổn thỏa, viên mãn. Đạo tràng Bồ-đề của chúng ta mới được thuận lợi, mới không có chướng ngại. (dẫn từ tuyên giảng “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh” )
Những việc này thường xảy ra trong xã hội ngày nay, xung đột nhỏ biến thành tai nạn lớn, đều là do không thể nhẫn. Nếu như có thể nhẫn, không có việc gì cả, bản thân chịu chút thiệt thòi, khảo nghiệm nhẫn nhục Ba la mật của bản thân, xem cảnh giới hiện tại có thể nhẫn được chăng, nhẫn được là đúng rồi. Ác khẩu nhục mạ, điều này cũng thường nhìn thấy, ở thế giới này giữ gìn cho mình không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, không oán hận, đó là nhẫn. Có oán hận, cho rằng sức ta ngày nay đấu không lại ngươi, tương lai ta sẽ lại báo thù, đó là không nhẫn nhục. Mục đích của nhẫn nhục là đạt đến thiền định, có ý niệm báo thù, đấy là còn oán hận trong lòng, còn thuộc về đối lập, còn thuộc về oan oan tương báo, trong A-lại-da thức có nhân này, tương lai nhất định sẽ hiện hành, cho nên đó không là cách giải quyết vấn đề.
‘Bồ-tát nhược hữu nhân lai khởi phát sân hoạn diệc nhẫn, bất khởi phát sân hoạn diệc nhẫn, thị danh Bồ-tát bất bức não nhẫn.’ Câu nói này ý nghĩa rất sâu. Có người đến khởi phát sân hận, liền nhẫn, không có người đến khởi phát sân hận, cũng nhẫn. Câu nói này ý rất sâu, không có cảnh giới này, bản thân có trí tuệ, có chủng tử tu hành, chính là công phu tu hành, lúc nào ở đâu gặp cảnh giới nào cũng tự tại, đó là Bồ-tát. Không phải đến lúc ấy nhớ đến: Phật nói, ta cần nhẫn nhục, đó là bạn chưa dưỡng tính ấy thành tập khí (thói quen), vẫn còn chưa có tập khí nhẫn nhục, nhất định phải rèn cho mình có thói quen nhẫn nhục.
(Dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)