Vĩnh viễn nhắc nhở bản thân: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Quý vị tiếp xúc với bất cứ hiện tượng nào đều hoan hỷ, không đối lập với người, không kết ác duyên với người.
Như Phật Bồ Tát vậy, thành tựu cho người điều tốt đẹp, không thành tựu cho người điều xấu ác.
Đời này quý vị không gặp được thì có thể tha thứ, gặp rồi mà bỏ qua, trách nhiệm này bản thân phải gánh vác. Phật Bồ Tát không có lỗi với quý vị, quý vị đã cô phụ Phật Bồ Tát. Chúng ta nên tiếp thu như thế nào? Nên thọ trì như thế nào? Không có gì khác, chính là buông bỏ. Không buông được thì sao? Buông một chút, một ngày buông một chút, một năm buông một chút, không ngừng buông bỏ, đừng gia tăng.
Tôi dùng là phương pháp này, đầu tiên là đại sư Chương Gia dạy tôi, rất khó! Buông từng chút một, nên nhớ đừng gia tăng là được, chỉ buông, không gia tăng. Huân tu thời gian dài tự nhiên sẽ đạm bạc dần, nhạt dần với nó thì phiền não nhẹ, trí tuệ tăng trưởng. Khi chúng ta học tập kinh giáo, đã hiểu ra được ý nghĩa mà trước đây chúng ta không hiểu. Trong chữ này thật ra rất nhiều ý nghĩa, trong câu này rất nhiều ý nghĩa. Trước đây không hiểu ra được, chú giải của cổ nhân cũng không có giải thích. Đây là gì? Trí tuệ trưởng, bồ đề sanh, chúng ta có thể nhận ra được. Đây mới là bản thân chứng minh, tự thân chứng được, từng câu từng chữ trong kinh Phật đích thực là vô lượng nghĩa. Không cần nói cho người khác nghe điều này, vì sao vậy? Vì họ không hiểu, nói sao họ cũng không tin, họ không tiếp thu, nên không cần nói. Bản thân rõ ràng, cảnh giới mỗi năm mỗi tăng cao. Bởi vậy pháp này là thật tướng, không thể nào chỉ ra cho chúng ta thấy được, cũng không cách nào nói ra được.
“Ngoài đại Bồ Tát có tín lực kiên cố ra, thì không ai có thể biết được”. Đại Bồ Tát tín lực kiên cố này, thứ nhất là minh tâm kiến tánh, được! Họ không có vấn đề gì, quý vị vừa chỉ là họ lập tức giác ngộ. Một loại khác nghĩa là đại tâm phàm phu như trong Kinh Hoa Nghiêm nói, điều này được. Ngày nay chúng ta biết, Đại tâm phàm phu, trong vô lượng kiếp quá khứ từng cúng dường vô lượng Chư Phật Như Lai, được Phật lực gia trì.Vì sao ngày nay vẫn là phàm phu? Vì họ chưa buông xả hết. Là đã buông xả, nhưng đời này vừa gặp được nhân duyên, họ lại lấy nó trở về, chính là tình hình này. Đã xả bỏ tham sân si, bây giờ gặp được, vì tập khí chưa đoạn, nên khi gặp được ý niệm này lại khởi lên, tình hình đúng là như vậy. Người mới học lìa duyên rất quan trọng, nhưng khi thật sự tu hành không nên lìa duyên.
Hôm qua tôi xem một đoạn báo cáo của Hồ Tiểu Lâm, đoạn báo cáo thứ hai. Ông đã hiểu, tức là tu hành ngay trong đời sống hằng ngày, tức tất cả tướng, lìa tất cả tướng. Đây là chân lý, hoàn toàn chính xác, nhưng hàng sơ học không được. Hàng sơ học trong tất cả tướng, làm gì có chuyện không mê? Ông cũng là dõng mãnh tinh tấn trong thời gian bốn năm năm, tiến bộ rất nhanh. Hiện nay ông có thể tức tướng ly tướng, điều này rất khó được. Đối với một số người phải có hai ba mươi năm công phu, mới có thể làm được tức tướng ly tướng. Cổ nhân đều thấy khó, nhưng không phải tu hành như vậy rất khó thành tựu, vừa gặp duyên là loạn ngay. Cần phải ở trong cảnh duyên, bất luận là thiện duyên hay ác duyên, là thuận cảnh hay nghịch cảnh, đều không cần rời, trực tiếp gáng vác. Quan trọng nhất là giác mà không mê, chánh mà không tà, như vậy là được. Vĩnh viễn nhắc nhở bản thân: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Quý vị tiếp xúc với bất cứ hiện tượng nào đều hoan hỷ, không đối lập với người, không kết ác duyên với người. Như Phật Bồ Tát vậy, thành tựu cho người điều tốt đẹp, không thành tựu cho người điều xấu ác. Trong thời đại này nhất định phải phân minh rõ ràng, vì sao vậy? Thời đại này không có giáo huấn của thánh nhân, một số người tập khí phiền não rất nặng.Tập khí phiền não này là gì? Tự tư tự lợi, cống cao ngã mạn, luôn sợ người khác hơn mình. Thấy người ngang bằng mình, liền nghĩ mọi cách để chướng ngại họ, quả báo không thể nghĩ bàn. Phàm là những người làm điều này, quả báo đều không tốt. Chúng ta chỉ cần quan sát tỉ mỉ ở ngay trước mắt, quý vị sẽ thấy một cách rõ ràng minh bạch. Một ý niệm sai lầm, là phá hoại toàn bộ công đức mà mình tu được, tất cả công đức đều biến thành phước đức, tương lai không biết hưởng phước ở đường nào.
__(((卍)))__ Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
__(((卍)))__ Tập 594
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không – Pháp Sư
“Nhất môn huận tập – Trường thời huân Tu”