Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Mấu chốt là một niệm cuối cùng là A Di Đà Phật lúc lâm chung bèn Vãng Sanh

HT Tịnh Không: Niệm A Di Đà Phật Tiêu Nghiệp Tội Và Phước Báu Không Thể Nghĩ Bàn
Công phu niệm Phật dù chưa được nhất tâm bất loạn. Nhưng phút lâm chung, một niệm cuối cùng vẫn là A Di Đà Phật thì đều được Vãng Sanh!
Đây thật sự là một nhân duyên hiếm có, khó gặp, chúng ta chớ nên không biết. Đã biết thì phải chịu hướng về thế giới Cực Lạc.
Thế giới Cực Lạc chẳng khó đến, trong kinh Vãng Sanh, kinh Vãng Sanh chính là kinh luận Tịnh Độ, tức ba kinh, một luận, đều dạy:
”Nếu muốn vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, chỉ cần đầy đủ ba điều kiện là Tín, Nguyện, Hạnh”
Quý vị tin tưởng, quyết định chẳng hoài nghi, tín tâm kiên định.
Thứ hai là phải có nguyện, thật sự muốn vãng sanh.
Có thể vãng sanh hay không ?
Tùy thuộc quý vị có tín tâm hay không, có nguyện vọng ấy hay không. Có tín tâm, có nguyện vọng, chẳng có ai không thể đến đó!
Hạnh là thật sự hành. Phương pháp để hành là nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật. Trong phẩm Tam Bối Vãng Sanh của bộ kinh này, kinh văn có nói “nhất hướng chuyên niệm”, một phương hướng là Tây Phương Cực Lạc thế giới.
Trong tâm phải thật sự buông xuống, buông xuống sạch sành sanh, trong tâm chỉ có một vị Phật là A Di Đà Phật. Phải niệm đến cái mức độ nào ?
A Di Đà Phật chính là tâm ta, tâm ta chính là A Di Đà Phật, cảnh giới ấy được gọi là “nhất tâm bất loạn”, không ai chẳng vãng sanh! Công phu niệm đến mức như vậy, vãng sanh thế giới Cực Lạc phẩm vị liền cao.
Công phu vẫn chưa đến mức đó thì sao ? Vẫn được!
Vẫn có thể vãng sanh. Vãng sanh như thế nào ?
Kinh luận đã nói rất rõ ràng: Vãng sanh thế giới Cực Lạc, mấu chốt là một niệm cuối cùng trong lúc lâm chung, niệm ấy là A Di Đà Phật bèn vãng sanh.
Vì lẽ đó, người trong lục đạo, đầu thai trong một đường nào thì quý vị phải biết là do một niệm cuối cùng quyết định, một niệm ấy là mấu chốt.
Vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới cũng chẳng ra ngoài lệ ấy, cũng do một niệm cuối cùng.
Vì thế, thật sự có người như thế này: Suốt đời chưa hề tiếp xúc Phật pháp, lúc lâm chung, gặp một người bạn niệm Phật, dạy kẻ ấy niệm A Di Đà Phật vãng sanh, kẻ ấy nghe xong hoan hỷ, chẳng cự tuyệt, thật sự tin tưởng, bèn niệm, thật sự vãng sanh.
Có trường hợp như vậy, thật sự có, nhưng chẳng nhiều lắm.
Chúng ta cũng chớ nên coi thường người vãng sanh kiểu ấy, vì sao ? Tối thiểu, người ấy hội đủ ba điều kiện, ba điều kiện ấy đều rất khó đạt được!
Điều kiện thứ nhất là khi lâm chung, đầu óc sáng suốt, chẳng mê hoặc. Lâm chung mà đầu óc mê hoặc, sẽ chẳng có một tí biện pháp nào cả! Người ấy sáng suốt chính là phước báo, người Hoa thường nói Ngũ Phước, đây là phước cuối cùng, tức là khi lâm chung, ra đi trong sáng suốt, tỉnh táo.
Người mất như vậy, dẫu chẳng học Phật, chẳng niệm Phật, chẳng cầu vãng sanh, khẳng định đều sanh lên trời. Vì sao ?
Người ấy lâm chung tỉnh táo, sẽ tự có thể chọn lựa đường nào để sanh vào. Trong lục đạo, thù thắng nhất là thiên đạo, nhất định chọn thiên đạo.
Người đến lúc lâm chung hễ mê hoặc, sẽ chẳng thể làm chủ, chính mình không thể làm chủ bèn lưu chuyển theo nghiệp, đáng sợ lắm!
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *