Lão Hòa thượng Hải Hiền thường nói, khẩu đầu thiền của lão Hòa Thượng: “Trên đời không có việc gì khó, chỉ sợ tâm không chuyên”, đây là thật, không giả chút nào. Vấn đề của chúng ta toàn nằm ở chỗ không thể chuyên tâm, nhất tâm không chỉ nhị dụng, vận dụng quá nhiều việc, thì tinh thần của chúng ta không thể tập trung, ý niệm không thể tập trung, đều là do vọng tưởng, tạp niệm quá nhiều, cho nên công phu không đắc lực. Biết ! Rất nhiều người biết, nhưng không thể quay đầu. Người xưa có câu nói:” Tâm sanh tử không tha thiết”, câu này nói quá hay! Thật vậy, chúng ta không nhìn nhận rõ sanh tử, đến khi lâm chung, vẫn theo nghiệp lưu chuyển, quên mất vãng sanh thế giới Cực Lạc rồi, điều này mới đáng sợ. Trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta, niệm niệm cũng phải cầu sanh Tịnh Độ, hình thành thói quen, thì giải quyết được vấn đề này, không hình thành thói quen là không được.
Đại Sư Ấn Quang là Tổ Sư thời gần với chúng ta nhất, Ngài bế quan niệm Phật, tôi đã đến xem quan phòng của Ngài, vô cùng đơn giản, đơn giản đến mức không thể đơn giản hơn. Chỉ thờ một Tượng A Di Đà Phật, Tượng không cao lớn lắm, trong ấn tượng của tôi là khoảng hơn một mét, Tượng gỗ, một cái bàn vuông nhỏ, một cặp đèn cầy, một cái lư hương, một cái khánh, một cái mõ, cúng một ly nước, ngoài ra thì không còn nữa, vô cùng đơn giản. Sau Tượng Phật đã viết một chữ rất to, là chữ “chết” do Ngài tự viết. Đây chính là sanh tử sự đại mà người xưa thường nói, Ngài vừa ngước mắt lên nhìn tượng Phật, đằng sau là chữ “chết” rất lớn. Nhắc nhở chính mình, chết rồi phải làm sao? Nếu không phải A Di Đà Phật tiếp dẫn quý vị, thì đến ba đường ác rồi.
Tu hành cả đời, đời sau được thân người, hình như đó là lẽ đương nhiên, nhưng không hẳn vậy, vì sao? Bản thân chúng ta điềm tĩnh hồi quang phản chiếu, ngẫm nghĩ lại chính mình, danh nghĩa là đang học Phật, rốt cuộc học được điều gì? Không buông bỏ tự tư tự lợi, không buông bỏ khẩu nghiệp, không buông bỏ thân nghiệp, cũng không buông bỏ ý nghiệp. Dùng mười điều trong Thập Thiện Nghiệp nghiêm túc mà suy nghĩ, chúng ta sẽ phát hiện bản thân không đủ tư cách. Chúng ta đang tạo nghiệp, thân tạo nghiệp, miệng tạo nghiệp, miệng dễ tạo nghiệp nhất, ý thì tham, sân, si, mạn nghi. Bao nhiêu người tự mình tạo nghiệp mà chính mình cũng không biết, vì sao vậy? Bởi hình thành thói quen rồi, trong sinh hoạt hằng ngày cho rằng điều tôi làm là đương nhiên, con người tôi là như vậy, không chịu nghiêm túc sửa đổi bản thân. Sau cùng ai thiệt thòi? Bản thân mình thiệt thòi.
Trích : Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú – Tập 179 ( Giảng Lần Thứ 4)
Chủ Giảng : HT.Thượng Tịnh Hạ Không.