Rất nhiều người đồng tu đến chỗ tôi thăm tôi, có một vài người viết thư cho tôi, đại đa số người đều hỏi, một câu danh hiệu Phật niệm như thế nào mới đắc lực. Tương lai vãng sanh mới chắc chắn? Câu hỏi này rất hay. Bởi vì người hỏi nhiều quá, là việc tốt. Có thể nêu được câu hỏi này, Phật ở trong kinh giáo giảng cho chúng ta rất rõ ràng. Có thể vãng sanh không? Quyết định nơi ba điều tín, nguyện, hạnh. Đây gọi là ba tư lương để vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Nói cách khác, là ba điều kiện quan trọng nhất. Điều kiện thứ nhất là chánh tín. Chánh tín là gì? tôi nói tôi tin rồi, chỉ miệng nói tin tưởng thì chưa được, phải sự thật có bằng chứng, bằng chứng là gì? là thật làm. Tin Phật không phải là nói trên miệng thôi. Phải y giáo phụng hành mới gọi là chánh tín.
Ngày xưa, tôi 33 tuổi xuất gia, 35 tuổi thọ giới, sau khi thọ giới xong trở về, quy củ của nhà Phật việc đầu tiên khi trở về là cảm ơn thầy giáo, đáp đền ơn thầy giáo đã dạy dỗ. Thầy giáo của tôi là cư sĩ Lý Bính Nam. Sau khi tôi thọ giới xong đến Đài Trung thăm thầy giáo, ở Thư viện Từ quang. Tôi chưa vào cửa, nhìn thấy Thầy, thầy ở nơi đó, thầy cũng nhìn thấy tôi, nhìn thấy tôi thầy chỉ tôi nói: ông phải tin Phật! Ông phải tin Phật! Âm thanh thầy nói rất lớn, nói rất nhiều lần. Tôi cũng cảm thấy mù mờ chẳng hiểu. Tôi học Phật bảy năm mới xuất gia, xuất gia liền dạy ở Phật học viện, bắt đầu giảng kinh. Lại hai năm nữa, tôi thọ giới là đã chín năm. Giảng kinh dạy học dạy được hai năm, làm sao mà không tin Phật được? Không tin Phật làm sao tôi lại làm như vậy? Tôi nghe không hiểu ý trong lời của thầy. Tôi bước đến, “ông ngồi xuống”, tôi đảnh lễ thầy, sau khi lễ thầy xong, “ông ngồi xuống”. Thầy nói với tôi: Ông đừng cho rằng ông đã tin Phật rồi. Có rất nhiều Lão hòa thượng đến chết cũng chưa tin Phật Pháp. Vậy là tôi càng nghe càng không hiểu. Lão hòa thượng đến chết cũng chưa tin Phật sao? Thầy giáo nói với tôi thế nào gọi là tín. Dưới tín có giải, dưới giải có hành, dưới hành có chứng. Tín giải hành chứng tất cả đều đầy đủ mới gọi là tin Phật. Đến đây tôi mới hiểu rõ. Có tín có giải quí vị chưa làm được, là quí vị chưa tin. Quí vị có thể làm được, quí vị chưa chứng đắc, là quí vị chưa tin tưởng.
Nói cách khác, Tịnh độ tông nhất định phải thực sự vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc mới gọi là tin Phật. Quí vị chưa vãng sanh Thế giới Cực Lạc, việc tin của quí vị không phải là thật, là giả vậy. Tiêu chuẩn này, tôi hiểu được rồi, tôi đã rõ ràng. Thật sự có người xuất gia thọ giới một đời, cuối cùng lúc lâm chung vẫn là chân tay luống cuống đi đến tam đồ, do không tin vậy. Cho nên sau khi tôi thọ giới trở về, chưa bao lâu tôi liền từ chức chức vụ dạy học ở Phật học viện, lại trở về Đài Trung, tiếp tục tiếp nhận sự dạy dỗ của thầy giáo. Tôi trước sau ở Đài Trung tròn mười năm, thân cận thầy giáo, thầy giáo nói lời thẳng thắn với tôi, những lời thẳng thắn như thế này thông thường người khác sẽ không nói với tôi. Tôi không nghe được.
Tín, thực sự không dễ dàng kiến lập. Tín từ đâu mà có? Từ hiểu mà có. Đối với kinh giáo quí vị chưa thật sự lý giải thấu triệt, lòng tin của quí vị sẽ dao động. Cổ nhân nói: danh cao lợi dày, bởi vì quí vị căn tánh hạ liệt, căn tánh hạ liệt là gì? thích danh thích lợi. Tức là tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng. Tập khí tham ái ngũ dục lục trần. Đây là nhiều đời nhiều kiếp sẵn có trong thức A lại da. Nếu quí vị gặp duyên nó liền khởi hiện hành. Ngày nay gặp được Phật Pháp, duyên Phật quá mỏng, duyên ở thế gian này quá dày, hơn nữa, lực lượng rất lớn. Quí vị không ngăn được mê hoặc, những thứ này vừa đến quí vị liền thay lòng, quí vị liền cải đạo. Sự việc này từ xưa đến nay không biết bao nhiêu người có thể kiên trì đến cùng, không ai không thành tựu. Không thể kiên trì, giữa đường thối tâm, đâu đâu cũng có. Học Phật vì sao bị đọa lạc? Nguyên nhân là chỗ này vậy. Điều này chúng ta không thể không biết. Sau khi biết rồi làm thế nào để ngăn ngừa? Làm thế nào để đối phó? Đều là do nơi thành bại của bản thân trong đời này.
Phật Pháp tôi dùng là mỗi ngày không thể xa rời kinh Phật. Kinh Phật là lời giáo huấn của Phật Đà. Tôi ngày ngày đều đọc, ngày ngày không xa rời. Để kinh Phật ngày ngày nhắc nhở tôi. Cổ nhân cho rằng: ba ngày không đọc sách thánh hiền, mặt mày đáng ghét. Quí vị liền bị hoàn cảnh bên ngoài làm nhiễm ô. Không những phải đọc, mà còn phải giảng. Vì sao vậy? Giảng, quí vị phải thật đọc, bởi vì quí vị phải chuẩn bị để giảng cho người khác nghe. Lại còn tiếp nhận sự hỏi đáp của người khác, ép quí vị không dụng công, không chuyên tâm là không được. Đương nhiên trong đây có một nhân tố rất quan trọng. Quí vị phải buông xả danh văn lợi dưỡng. Thứ này không buông xuống là chướng ngại nghiêm trọng của quí vị. Quí vị muốn làm cũng không làm được. Điều này không thể không biết vậy.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 511)