Bồ Tát Quan Thế Âm là ai, chúng tôi khẳng định một lần nữa với quý vị, danh hiệu Bồ Tát Quan Thế Âm là danh hiệu chung, không dành riêng để gọi một vị Bồ Tát nào.
Quý vị tu pháp môn Bồ Tát Quan Thế Âm thì quý vị đã là Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Quan Thế Âm có bao nhiêu đẳng cấp?
“Đại Bồ Tát này với Bồ Tát Đại Thế Chí, đứng hầu hai bên Phật Di Đà, ủng hộ việc giáo hoá của Phật, thường được gọi là Tây Phương Tam Thánh”. Những hình ảnh này mọi người đã thấy rồi, người học Tịnh Độ rất quen thuộc. “Hiển Giáo gọi vị Bồ Tát này là đệ tử Phật Di Đà, Mật Tông cho rằng đó là hoá thân Phật A Di Đà”. Mật Tông không chấp nhận Quan Âm, Thế Chí là đệ tử Phật Di Đà, mà chỉ là hoá thân của Phật, vì Quan Âm người bản địa cho rằng là Chánh Pháp Minh Như Lai, điều này được thể hiện trong kinh do đức Phật nói.
Vậy rốt cục Bồ Tát Quan Thế Âm là ai, chúng tôi khẳng định một lần nữa với quý vị, danh hiệu Bồ Tát Quan Thế Âm là danh hiệu chung, không dành riêng để gọi một vị Bồ Tát nào. Quý vị tu pháp môn Bồ Tát Quan Thế Âm thì quý vị đã là Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Quan Thế Âm có bao nhiêu đẳng cấp? Nếu nói theo Kinh Hoa Nghiêm, từ địa vị Thập Tín, bắt đầu từ Bồ Tát ở địa vị Sơ Tín đến Đẳng Giác có 51 cấp. Vậy Bồ Tát Quan Thế Âm đứng chỗ nào trong các đẳng cấp đó, đây là vấn đề cần phải biết.
Chúng ta thường nói Bồ Tát Quan Thế Âm là Bồ Tát Đẳng Giác, nhưng trong Kinh Lăng Nghiêm chúng ta thấy rất rõ ràng Quan Thế Âm là Bồ Tát Sơ Trú. “Nhị thập ngũ viên thông”. Ngài nói khi Ngài khai ngộ, khai ngộ đồng nghĩa với đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, chứng đắc pháp thân, đây thực sự là một vị Phật, Bồ Tát Sơ Trú trong Viên Giáo.
Nhưng chúng ta đã thấy trong kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử đến thăm Bồ Tát Quan Thế Âm, vị Bồ Tát này đứng vị trí thứ bảy trong mười hồi hướng.
Phẩm Phổ Môn trong Kinh Pháp Hoa, Bồ Tát Quan Thế Âm là Bồ Tát Quan Âm Đẳng Giác, quí vị thấy có sự sai biệt về đẳng cấp rất lớn. Trong Kinh Lăng Nghiêm là Thập Trú, Sơ Trú. Thập trú, Sơ trú ngang với học sinh năm đầu của trung học. Trong Kinh Hoa Nghiêm là Thập Hồi Hướng, Thập Hồi Hướng ví như đại học, mỗi giai đoạn của nó có mười vị thứ, là Bồ Tát lớp bảy. Bồ Tát Quan Thế Âm trong phẩm Phổ Môn là nghiên cứu sinh của lớp tiến sĩ, hoàn toàn khác nhau, nhưng cùng là Bồ Tát Quan Thế Âm, không phải giả
Tại những nơi khác nhau, Bồ Tát Quan Thế Âm, dùng những thân hình khác nhau để thị hiện, vấn đề này cần nói cho rõ. Về vị thứ của việc tu học, Bồ Tát Quan Thế Âm cũng cần nói cho rõ, cả hai mặt đều có.
Trong cách nhìn của chúng ta ngày nay, cầu Bồ Tát Quan Thế Âm, tất cả Bồ Tát Quan Thế Âm đều có cảm ứng đạo giao với chúng ta. Bồ Tát Quan Thế Âm nào có duyên với ta thì vị đó sẽ đến, đây là chân lí bất di bất dịch, tại sao? Phật Bồ Tát không độ những người vô duyên, vô duyên có nghĩa là ta không tin ngài, trong hội ngài ta không thể phát tâm Bồ Đề, vì thế chúng ta phải nắm rõ nguyên tắc này.
Chúng ta nghe nhiều người bàn tán người nào đó là Bồ Tát nào đó tái sanh, Phật nào đó tái sanh, nhưng chúng ta phải hiểu được thực tướng các pháp, liệu có thể nói được như thế chăng? Được, bởi vì tất cả chúng sanh vốn là Phật, vậy thì có gì để thắc mắc nữa.
Chúng ta đã tìm ra câu trả lời, mỗi chúng sanh vốn là mỗi vị Phật, Bồ Tát là người đang ở giai đoạn tu học để thành Phật. Quý vị đang ở giai đoạn nào? Bởi thế chúng ta thường nghe nói người nào đó là vị Phật gì đó tái sanh, Bồ Tát nào đó tái sanh. Những người tu Tịnh Độ Tông đều là Phật A Di Đà, tu theo Kinh Địa Tạng là Bồ Tát Địa Tạng, tu theo Phẩm Phổ Môn là Bồ Tát Quan Thế Âm, vấn đề này cần phải hiểu, không có gì kỳ lạ.
Vì thế ta phải hiểu thật rõ chân tướng sự thực, nghe lời người ta nhưng phải theo dõi hành động của họ. Nếu lời nói của họ không đi đôi với hành động, có thể kết luận đó là Bồ Tát giả, mạo danh Bồ Tát, đó không phải thật. Một vị Bồ Tát thực thụ phải có lời nói đi đôi với việc làm.
Ví như có người nói đại sư Ấn quang là Bồ Tát Đại Thế Chí Bồ Tát tái sanh. Chúng ta cứ bình tâm hồi tưởng lại những hành động trong suốt cuộc đời đại sư Ấn Quang, để xem có giống Bồ Tát Đại Thế Chí không? Rất giống! Bạn cứ giở kinh ra để đối chiếu với những lời ăn, tiếng nói, cử chỉ, hành động của cuộc đời đại sư Ấn Quang, giống như đúc.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 449 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.