Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Giáo dục của xã hội đã bị đổ vỡ rồi, hơn nữa giáo dục gia đình ngày nay cũng không còn nữa

Đôi nét về cuộc đời và sự giáo hóa của Đức Phật
Khi chúng ta đối xử với người, hãy yêu thương người, đặc biệt là trẻ nhỏ thì cần khuyên dạy chúng cho tốt. Đây mới thực sự là yêu thương, thực sự là từ bi. Nhưng xã hội ngày nay vô cùng phức tạp, sáu căn của chúng tiếp xúc với cảnh giới sáu trần đều là bất thiện. Cho nên, dạy một người học tốt thực sự còn khó hơn lên trời. Giáo dục của gia đình bạn có tốt thế nào thì trẻ nhỏ của bạn khi vừa ra đường tiếp xúc với xã hội, mà xã hội thì là một lò nhuộm lớn, nếu chúng không bị ô nhiễm thì người đó chính là Phật Bồ Tát tái lai, nhất định không phải là phàm phu. Phàm phu mà không chịu sự ô nhiễm của xã hội thì là điều không thể.
Giáo dục của xã hội đã bị đổ vỡ rồi, hơn nữa giáo dục gia đình ngày nay cũng không còn nữa. Vì vậy từ xưa đến nay, những lời tiên tri của phương Tây và phương Đông đều nói thời đại chúng ta đang sống sẽ gặp kiếp nạn. Tôi tin, tôi hoàn toàn khẳng định. Không phải tôi tin vào những lời tiên tri của họ, mà tôi nhìn vào thực trạng giáo dục của xã hội hiện tại. Bạn hãy xem những người trẻ tuổi hiện nay, những điều họ nghĩ là gì, những điều họ nói là gì, những điều họ biểu hiện là gì? Chúng ta sẽ rất rõ ràng, sẽ hiểu rõ. Đây là điềm báo vô cùng xấu. Người hiện nay không nhìn ra là do không đọc sách xưa. Vì sao nói những người đọc sách xưa có thể nhìn ra điều này? Là vì đọc sách xưa có thể hấp thu những kinh nghiệm quý báu của người xưa. Nói cách khác, kinh nghiệm một đời của người xưa sẽ tăng trưởng kiến thức của chúng ta. Khi bạn nhìn một sự việc thì có thể nhìn thấy xa, nhìn thấy sâu, nhìn thấy rộng. Chúng ta gọi điều này là dựa vào sự thật trong lịch sử.
Đọc sách lịch sử tức là hấp thu kinh nghiệm thường thức của người xưa. Đọc kinh là tăng trưởng học vấn, là trí huệ, là định huệ. Đọc lịch sử là tăng trưởng kiến thức, vậy căn cứ của kiến thức là gì? Căn cứ chính là nhân quả. Vì vậy bộ Nhị Thập Ngũ Sử của Trung Quốc chính là nói về nhân quả báo ứng. Bạn xem ghi chép của mấy ngàn năm lịch sử chính là “gieo nhân thiện được thiện quả, gieo nhân ác gặt ác báo”. Nếu bạn có thể thực sự thông đạt rõ ràng rồi, bạn xem người ngày nay đang tạo những nghiệp gì? Những thứ họ nghĩ là gì? Là ý nghiệp. Những thứ họ nói là gì? Khẩu nghiệp. Nhất cử nhất động là thân nghiệp. Thân ngữ ý, tam nghiệp đều bất thiện vậy mà muốn có quả báo tốt. Điều này trong kinh Phật thường nói là “không thể có chuyện này”. Điều này không mê tín một chút nào.
Những lời tiên tri đó cho chúng ta làm tham khảo, nhắc nhở chúng ta cảnh giác cao độ. Chúng ta dùng nhãn quang bình tĩnh mà quan sát kỹ hiện tượng xã hội này thì sẽ hiểu rõ ngay. Đại kiếp nạn này không thể tránh khỏi. Vậy làm thế nào để tránh khỏi ? Trừ phi tất cả chúng sanh đều có thể giác ngộ, đều có thể quay đầu, đoạn ác tu thiện thì tai nạn này liền được hóa giải. Thế nhưng việc này là điều không thể, làm không được. Vì vậy, Phật Bồ Tát dạy chúng ta phải tự độ. Chúng ta không giúp đỡ được người khác thì phải giúp đỡ cho chính mình. Một người hồi đầu là một người được độ, mười người hồi đầu là mười người được độ. Phật độ người có duyên. Người nào chịu nghe lời giáo huấn của Phật, người nào chịu y giáo phụng hành thì người này được độ rồi. Cho nên chúng ta không nên nhìn thấy xã hội loạn như vậy, xã hội này sẽ gặp đại kiếp nạn, bản thân chúng ta rất bất hạnh khi chịu cộng nghiệp trong đó.
Thế nhưng nếu bạn nhìn từ một khía cạnh khác thì chúng ta đang sống trong thế gian hiện nay cũng không hẳn là việc không tốt, mà việc này khiến chúng ta có tâm cảnh giác cao độ, ép buộc chúng ta không thể không dụng công, không thể không thành tựu. Đây là tăng thượng duyên tốt, là nghịch tăng thượng duyên. Nếu không ở vào trong hoàn cảnh này thì tính cảnh giác của chúng ta sẽ không cao như vậy. Sinh trong hoàn cảnh này mới biết được không thể không thành tựu, nhất định phải nhanh chóng thành tựu. Nếu chậm thì sẽ bị cuốn vào vòng xoáy này, phải nhanh chóng thoát ra ngoài, nhanh chóng rời xa nó. Điều này chính là sự lựa chọn của trí huệ, là lợi ích chân thật, chúng ta mới thể hội được ân đức của Phật Bồ Tát đối với hết thảy chúng sanh.
Nếu không có giáo huấn của Phật Bồ Tát, nói thật ra chúng ta không có năng lực thoát khỏi khổ nạn này. Chúng ta có được giáo huấn của Phật Bồ Tát, giáo huấn của Phật Bồ Tát là bình đẳng. Nếu có người vui vẻ tiếp nhận, họ liền đạt được, nếu có người vẫn chưa chịu tiếp nhận, vẫn còn ở đó suy nghĩ, do dự không quyết, vậy thì họ không được thọ dụng rồi. Cho nên tâm Phật là thanh tịnh, tâm Phật là bình đẳng, còn tùy chúng ta có thiện căn phước đức hay không . Nhân duyên chúng ta ngày nay đã có đủ, đã gặp được rồi, vậy chỉ xem chúng ta có thiện căn, phước đức hay không?
Chính mình có thiện căn chính là có thể tin, có thể giải. Bản thân có phước đức chính là chịu làm, chịu y giáo phụng hành. Đây chính là có phước báo, biết được bản thân làm thế nào tu học, làm thế nào giúp đỡ người khác. Vì vậy cho dù bạn chung sống với bất cứ ai, khi chung sống với hết thảy chúng sanh thì nhất định không được làm trái với lục hòa, lục độ. Lục hòa và lục độ ở đoạn này chính là nói “đối đãi hòa nhã, ân huệ với người khác”.
TÔN SƯ TỊNH KHÔNG CHỦ GIẢNG
TRÍCH THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN,TẬP 79
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *