Ngày nay vì sao ngũ giới thập thiện làm không được? Chúng ta ở trong kinh điển đọc được, Phật Thích Ca Mâu Ni khuyên dạy học trò: không học Tiểu thừa trước, học Đại Thừa sau, không phải đệ tử Phật. Câu này nói rất nặng. Nói cách khác, Phật dạy học trò không được vượt cấp, tuần tự tiệm tiến, giống như hiện nay đi học vậy, nhất định phải học tiểu học, trung học, đại học, nghiên cứu sở, không thể vượt cấp. Vì vậy Phật Pháp là sư đạo, chúng ta hiểu rõ. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là thầy giáo. Sư đạo nhất định là kiến lập trên cơ sở hiếu đạo. Con người không hiếu thuận cha mẹ làm sao có thể tôn trọng thầy giáo? Trong Tiểu thừa nói luân lý, nói đạo đức, đó là giáo dục cắm rễ. Người xưa cổ thánh tiên hiền hiểu được đạo lý này, cho nên đối với Tiểu thừa vô cùng coi trọng.
Thời đại Tùy Đường Tiểu thừa có hai tông phái, Thành Thật Tông và Câu Xá Tông, học Phật đều bắt đầu từ hai tông này. Đặt nền móng cơ sở sau đó mới học Đại Thừa, nâng cao lên học Đại Thừa. Cho nên kinh điển Tiểu thừa, phiên dịch được rất viên mãn. Trong Đại Tạng kinh chúng ta gọi kinh điển Tiểu thừa là Tứ a hàm. Kinh Tứ A Hàm đem đối chiếu với kinh tạng Pali của Nam truyền, Tạng kinh Nam Truyền so với kinh điển Tiểu thừa của chúng ta chỉ nhiều hơn 50 loại. Đại sư Chương Gia nói với tôi, tổng cộng có hơn ba ngàn bộ, chỉ nhiều hơn năm mươi mấy bộ. Quí vị liền hiểu được chúng ta phiên dịch hoàn chỉnh biết bao. Nhưng giữa thời nhà Đường trở về sau, chư vị tổ sư đề xướng, bất luận tại gia xuất gia không học nữa, cho nên hai tông phái này đến đời nhà Tống thì không còn nữa. Phải chăng chúng ta làm trái với lời giáo huấn của đức Thế Tôn? Thế Tôn nói rất hay, rất rõ ràng. Không học Tiểu thừa trước rồi học Đại Thừa sau, không phải đệ tử Phật. Chư vị tổ sư hiện tại không học Tiểu thừa, chỉ học Đại Thừa, nhưng không quên lời giáo huấn của đức Thế Tôn.
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 512
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Liên Hải
Biên tập: Minh Tâm
Thời gian: 24.07.2011
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – HongKong