Hiện tại tu hành quan trọng nhất, nhất định phải nhớ kỹ phải bắt tay từ trì giới, không trì giới không được. Không trì giới niệm Phật công phu không đắc lực, không trì giới học kinh giáo, học đó là Phật học, không phải là trí tuệ. Người thực sự trì giới, tu định, quí vị niệm Phật, tụng kinh vậy thì khác rồi. Vậy quí vị thực sự là đang tu hành. Giới học từ đâu? Ngày nay chúng ta phải làm thật, không thể làm giả, làm giả đến lúc lâm chung, quí vị tương lai vẫn tiếp tục làm việc luân hồi lục đạo, quí vị sai rồi. Quí vị nếu như nói tôi học Phật rồi tại sao Phật Bồ Tát không linh? Đối với Phật Bồ Tát khởi tâm oán trách, quí vị xuống địa ngục liền. Phật Bồ Tát nói rất rõ ràng, bản thân quí vị sai, quí vị không thừa nhận. Quí vị xem xem giới luật chúng ta y cứ vào đâu? Nguyên tắc chỉ đạo cao nhất là tịnh nghiệp tam phước. Trong kinh nói rất rõ ràng, ba điều này là Tịnh nghiệp chánh nhân của tam thế chư Phật, câu này không phải rõ ràng lắm rồi sao? Tam thế là quá khứ, hiện tại, vị lai, tất cả những người tu Bồ Tát đạo thành Phật đều phải y theo ba điều này. Ba điều này, điều thứ nhất quí vị đã làm được hay chưa? Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp. Nói với chư vị rằng, so với lão tổ tông của chúng ta nói 12 chữ thì nội dung còn thâm sâu hơn, còn rộng lớn hơn.
Hiếu dưỡng cha mẹ như thế nào, phụng sự sư trưởng như thế nào? Đệ tử Phật muốn làm một vị Bồ Tát, Bồ Tát tri ân báo ân, người nào ân đức lớn nhất? Cha mẹ, thầy giáo. Cha mẹ cho chúng ta thân mạng, thầy giáo cho chúng ta huệ mạng. Bất hiếu cha mẹ là đại tội số một, tội lừa thầy phản đạo và bất hiếu cha mẹ là tương đồng. Quí vị xem như vậy mà không nguy sao!
Chúng ta ngày nay phải đem việc hiếu dưỡng cha mẹ, tôn thờ thầy tổ thực hành cho được. Dùng điều gì? Dùng Đệ tử quy, tịnh nghiệp tam phước hai câu này là cương, Đệ tử quy có 113 việc đó là mục, quí vị liền hiểu được phải làm như thế nào, mới làm viên mãn được hai câu này. Không được xem nhẹ Đệ tử quy, Đệ tử quy triển khai ra và thập thiện nghiệp đạo không có gì khác, tám vạn bốn ngàn tế hạnh, là giáo dục luân lý đạo đức. Nếu như quí vị không từ Đệ tử quy để học, vậy quí vị phải học pháp Tiểu thừa, kinh luận Tiểu thừa rất nhiều, quí vị phải học giới luật Tiểu thừa, cho nên tại Trung Quốc cổ thánh tiên hiền họ rất thông minh, nửa đời nhà Đường trở về sau, Phật Giáo Trung Quốc bất luận là tại gia hay xuất gia không học Tiểu thừa nữa, dùng Nho và Đạo thay thế cho Tiểu thừa. Ngày nay Phật Giáo đã suy, vì sao vậy? Vì Nho và Đạo không ai học nữa, Tiểu thừa cũng không học nữa, trở thành Phật Pháp không có gốc rễ nữa, cho nên Phật Pháp suy rồi, suy thành như thế này đây. Bất luận tu như thế nào quí vị cũng không thể thành tựu, quí vị không ra khỏi lục đạo luân hồi, quí vị cũng vãng sanh Thế giới Cực Lạc không được, vậy là phiền phức lớn rồi! Kinh điển vừa triển khai. Kinh điển vừa triển khai chư vị liền có thể nhìn thấy “thiện nam tử, thiện nữ nhân”, vậy tiêu chuẩn của thiện là gì? thập thiện nghiệp đạo. Cơ sở của thập thiện nghiệp đạo ở đâu? Cơ sở ở nơi giáo dục luân lý, giáo dục đạo đức, giáo dục nhân quả. Chúng ta dùng Nho và Đạo để thay thế, tốt! Những thứ của bản thân Trung Quốc không thua so với Tiểu thừa. Trung Quốc từ khi dùng Nho gia, Đạo gia để thay thế Tiểu thừa, cũng khoảng 1600 năm, 1700 năm rồi. 1700 năm này có biết bao cao tăng đại đức, điều này chứng tỏ sự lựa chọn của cổ nhân không sai lầm. Chúng ta vẫn nên đi con đường của cổ nhân đã chọn. Dùng Nho, Đạo để thay thế Tiểu thừa, tức là dùng Đệ tử quy, Cảm ứng thiên, Văn Xương Đế Quân Âm Chất, ở đây cũng có thể bao gồm, tác phẩm Ấn Quang Đại sư tiến cử, giới thiệu là Liễu Phàm Tứ Huấn và An Sĩ Toàn Thư, đem những thứ này xem như là giới luật, giới luật căn bản, có được cơ sở này chúng ta tu thập thiện nghiệp đạo, không có chút khó khăn nào, quí vị mới là thiện nam tử thiện nữ nhân thực sự. Nếu như ngay cả điều này cũng không biết, cũng không thể nhận biết, không thể thật làm, quí vị học Phật có thể nói là quí vị trồng thiện căn trong nhà Phật, trong đời này muốn thành tựu thì rất khó khăn. Phật nói rất rõ ràng thấu đáo. Bản thân chúng ta nhất định không thể hiểu nhầm, đặc biệt là hướng dẫn người khác, quí vị chỉ đường cho người khác, quí vị phải chịu trách nhiệm. Quí vị đi sai đường, nhân quả quí vị phải gánh, vậy thì phiền phức lớn rồi. Bản thân chưa khai ngộ, làm gì có năng lực dạy người khác? Vì thế ngày nay người khai ngộ chúng ta không tìm ra được, thầy giáo hướng dẫn chúng ta, hiện tại chúng ta không nhận biết thiện tri thức thực sự, tìm cổ nhân. Tiêu chuẩn của cổ nhân xem Đại tạng kinh, những thứ của họ có thể nhập tạng, đó chắc chắn chính là chân thiện tri thức. Chúng ta học tập với họ, thì sẽ không có sai lầm, hiếu đễ trung tín, lễ nghĩa liêm sĩ, nhân ái hòa bình, 12 chữ này đều không làm được, quí vị làm sao có thể học Phật? Quí vị không vào được Phật môn. Đây là những thứ của Nho gia. Quí vị nghĩ nghĩ xem mình đã làm được hay chưa?
Trong Thái Thượng Cảm Ứng Thiên nói thiện có thiện quả, ác có ác báo, tổng cộng nói 193 điều, dạy chúng ta thật làm, thực hành thực sự. Nếu như hàng xuất gia, lại thêm Sa Di Luật Nghi, Sa Di Luật Nghi những đồng học tại gia có thể học, đây chính là vào Phật Pháp rồi. Có được cơ sở tốt như vậy, cơ sở của giới này có rồi, định tu như thế nào? Nhất môn thâm nhập trường thời huân tu, chính là định. Tôi chọn trì danh niệm Phật, một ngày niệm 30.000 câu, niệm 40.000 câu, tâm liền định được. Luyện tập hai ba năm như vậy tiếp đó sẽ đạt được tam muội. Tâm thanh tịnh rồi. Dùng câu danh hiệu Phật này thay thế cho tất cả tạp niệm. Cổ nhân nói không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm, bất luận ý niệm gì mới khởi A Di Đà Phật, dùng A Di Đà Phật mà thay thế, tất cả niệm đều quy về A Di Đà Phật, đó gọi là tam muội, niệm Phật tam muội. Hàng lợi căn đó là gì? thực sự buông bỏ. Danh văn lợi dưỡng ngũ dục lục trần tất cả đều buông bỏ. Trong tâm không còn có những vướng bận nữa, đây là đắc định, khai trí tuệ rồi.
Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (KVLT 11)
Tập 151
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Liên Hải
Biên tập: Minh Tâm
Thời gian: 28.09.2010
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong
Nguồn fb Hiếu Đạo Sư Đạo