(Nói lời này xong, tại cung trời Ðao Lợi có ngàn muôn ức na do tha quỷ thần ở cõi Diêm Phù Ðề đều phát tâm Bồ Ðề vô lượng.)
Phước báo này của Ðịa Tạng Bồ Tát và Phổ Quảng Bồ Tát tu được rất lớn, lớn ở chỗ nào? Một người hỏi một người trả lời làm cho đại chúng nghe xong, có nhiều chúng sanh như vậy phát Bồ Ðề tâm, công đức là ở chỗ này. Thế nên phía trước nói “Thỉnh Tăng chuyển kinh”, ý nghĩa của chữ Tăng ở đây mọi người đều biết không nhất định là người xuất gia, người tại gia cũng được; thỉnh những pháp sư này giảng kinh, người tại gia hay xuất gia cũng được. Theo thói quen của đa số ở Trung Quốc, người tại gia giảng kinh nhất định phải thọ Bồ Tát giới thì phù hợp với lời nói của Phật trong kinh, chẳng phải là người Bạch Y thuyết pháp, người Bạch Y chưa thọ giới. Người đã thọ Bồ Tát giới thì có thể đắp Mạn Y12, chẳng gọi là Bạch Y; chưa thọ Bồ Tát giới thì không được
đắp Mạn Y. Hiện nay có rất nhiều địa phương nói thọ năm giới có thể mới được đắp Mạn Y, mới là Tăng Ðoàn, mới tính là Tăng Chúng. Thọ Bồ Tát giới, bạn thăng tòa giảng kinh thì sẽ chẳng bị người ta phê bình.
Nhất định phải thọ Bồ Tát giới [mới được] đắp y, chúng ta phải ghi nhớ việc này, năm giới dứt khoát không thể đắp. Nhưng mặc áo tràng (áo hải thanh) thì không sao, áo tràng là lễ phục của người Trung Quốc thời xưa, ai cũng có thể mặc, bạn chưa quy y cũng có thể mặc, đây là áo thời xưa.
Ðây là lễ phục của các thư sinh thời xưa, lễ phục triều nhà Hán. Áo của người tại gia phần đông có thêu hoa, còn người xuất gia thì không có thêu hoa, màu trơn, khác nhau như vậy.
(Lược Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký – Quyển Hạ
– Chủ giảng: Hòa thượng Tịnh Không. TẬP 27- PHẨM THỨ BẢY: LỢI ÍCH CHO KẺ CÒN NGƯỜI MẤT – Trang -50 -51)”