Tu hành nhất định phải tu tâm thanh tịnh, bình đẳng, giác, thì hết thảy đều là tự nhiên. Có nguyện không mong cầu. Nguyện sanh Tây Phương Tịnh Độ, nguyện này chẳng có mong cầu. Nguyện là chân tâm, cầu là vọng tâm, chúng ta phải hiểu sự khác biệt giữa hai chữ này; nguyện là tùy duyên, cầu là phan duyên.
Nhà Phật thường nói ‘Trong nhà Phật có cầu ắt ứng’, chữ cầu này là nguyện, nguyện là tùy duyên, chẳng phải sự mong cầu của người thế gian, mong cầu là phan duyên. Dù phan duyên được thành tựu, phiền phức rất nhiều, nó chẳng thành tựu một cách tự nhiên, thành tựu rất gượng ép, hậu quả sau đó sẽ chẳng vừa ý, chẳng lý tưởng. Rất nhiều đại đức từ xưa tới nay, từ hành nghi thị hiện độ hóa chúng sanh của họ chúng ta có thể nhìn thấy, họ chẳng gượng ép.
Niệm Phật thì thật thà niệm là được, phát nguyện cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, chẳng cần phải nôn nóng, đừng cứ trông ngóng mỗi ngày, đừng hỏi ‘A Di Đà Phật khi nào mới tới? [Tại sao] tôi còn chưa thấy Phật? Nếu bạn có tâm này, như vậy là có tâm mong cầu, tâm phan duyên, sợ là chẳng thể vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới được, tại sao vậy? Lúc bạn niệm Phật bị xen tạp, xen tạp vô vọng tưởng. Chỉ cần niệm một câu Phật hiệu này tới cùng, phát nguyện sanh Tây Phương, ngày nào vãng sanh cũng được, lúc nào đức Phật tới cũng được, đừng có phan duyên, tùy duyên mới tốt. Khi còn chưa vãng sanh, tấm thân này còn giữ lại trên thế gian thì hãy tận tâm tận lực giới thiệu pháp môn này cho chúng sanh, giải thích rõ ràng công đức lợi ích của pháp môn này cho mọi người thì rất tốt. Cứ như vậy yên tâm đợi đức Phật A Di Đà tới tiếp dẫn bạn, chẳng có nôn nóng gì hết, như vậy mới được.
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG.