“Ðã có lòng tin chân thành, nguyện thiết tha thì hãy nên tu chánh hạnh niệm Phật. Lấy Tín – Nguyện để dẫn đường, lấy niệm Phật làm chánh hạnh. Ba thứ Tín – Nguyện – Hạnh chính là tông yếu của pháp môn niệm Phật. Có Hạnh nhưng không có Tín – Nguyện sẽ chẳng thể vãng sanh. Có Tín – Nguyện nhưng thiếu Hạnh cũng chẳng thể vãng sanh. Ba thứ Tín – Nguyện – Hạnh đầy đủ không thiếu sẽ quyết định được vãng sanh. Ðược vãng sanh hay không toàn là do có Tín – Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do công trì danh sâu hay cạn.
Về chánh hạnh niệm Phật nên tùy sức mỗi người mà lập, chẳng thể chấp chặt một bề. Nếu thân mình không bận việc, cố nhiên nên từ sáng đến tối, từ đêm đến sáng, đi đứng, nằm ngồi, nói năng, im lặng, động tịnh, ăn cơm, mặc áo, đại tiện, tiểu tiện, trong hết thảy thời, hết thảy chỗ, giữ sao cho một câu hồng danh Thánh hiệu chẳng rời tâm, miệng! Nếu rửa ráy, súc miệng thanh tịnh, áo mũ chỉnh tề và nơi chốn thanh tịnh thì niệm Phật ra tiếng hoặc niệm thầm đều được cả.
Còn lúc ngủ nghỉ, lúc thân hình hở hang, tắm gội, đại tiểu tiện, cũng như khi đến chỗ dơ bẩn chẳng sạch, chỉ nên thầm niệm, đừng niệm ra tiếng. Thầm niệm cũng có cùng một công đức với niệm ra tiếng. Niệm ra tiếng chẳng cung kính. Chớ bảo ở những chỗ ấy chẳng thể niệm Phật. Phải biết là ở những nơi ấy, chẳng được niệm ra tiếng mà thôi. Hơn nữa, lúc nằm ngủ nếu niệm ra tiếng chẳng những không cung kính lại còn bị tổn khí. Chẳng thể không biết điều này!”
• Trích từ: ấN QUANG ĐạI Sư GIA NGôN LỤC.
Mục lục: Phần 2, chương III. CHỈ DẠY PHƯƠNG PHÁP TU TRÌ.
(Theo bản in của Phật Quang Viện, thành phố Bản Kiều, Ðài Loan, tháng 2 năm 1982)
Cư sĩ Lý Viên Tịnh kết tập.
ấn Quang Ðại Sư giám định.
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Xin thường niệm A DI Đà PHậT, nguyện cầu sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc.