Năng ư thập trai nhật mỗi chuyển nhất biến. Hiện thế kim thử cư gia vô chư hoạnh bệnh, y thực phong ích “Thích hiện thế phước lợi”, thích là giải thích, bạn được phước, lợi ích ngay bây giờ. Chúng ta thấy ở đây khác với đoạn trước chỉ có một chữ, đoạn trước nói “độc thị kinh” (đọc kinh này), ở đây nói “chuyển nhất biến”, đoạn trước dùng chữ độc, ở đây dùng chữ chuyển. Đoạn này không dùng chữ độc, không có nói “năng ư thập trai nhật mỗi độc nhất biến”. Cái gì gọi là chuyển? Chuyển khác với độc ở chỗ nào? Độc là nói trên nhân, chuyển
là nói trên quả. Sau khi đọc xong, tâm niệm của bạn chuyển biến, hành vi huyển biến, vừa chuyển thì tai nạn sẽ biến thành phước đức. Nếu bạn học Phật chẳng thể chuyển trở lại, vậy thì tai nạn của bạn cũng không thể thay đổi, bạn vẫn phải chịu tai nạn, chữ này là chữ mấu chốt ở đây.
Chuyển phải chuyển từ tâm, chuyển trên hành vi, ý nghĩa này rất sâu.
Thế nên đọc tụng nhất định phải hiểu nghĩa, tại sao phải giảng kinh? Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc còn tại thế giảng kinh thuyết pháp bốn mươi chín năm, phải giảng rõ ràng, giảng rành rẽ, để cho người nghe giác ngộ, hiểu rõ. Sau khi hiểu rõ, tư tưởng, quan niệm, hành vi của họ sẽ chuyển trở lại, chuyển ác thành thiện, chuyển ô nhiễm thành thanh tịnh, trên nhân vừa chuyển thì quả đương nhiên sẽ chuyển, đây tức là “Nếu có thể chuyển cảnh, thì cũng giống như Như Lai”145. Cảnh chuyển từ đâu? Chuyển từ tâm, nói theo bây giờ là chuyển trên làn sóng tư tưởng của mình. Lúc trước tư tưởng đều là tự tư, tự lợi, tham-sân-simạn, tổn hại người, lợi mình, đều là những làn sóng như vậy. Hiện nay những làn sóng này thay đổi rồi, chúng ta khởi tâm động niệm đều vì lợi ích chúng sanh, xả mình vì người, sóng phát ra đều là đại từ đại bi, thanh tịnh vô nhiễm, sóng như vậy làm sao không chuyển hoàn cảnh cho được? Cảnh giới vốn chẳng có thiện ác, vốn là thanh tịnh, nói thật ra, vốn là một tịnh độ. Tại sao tịnh độ lại biến thành đời ác ngũ trược? Vì tâm niệm ác của chúng ta thay đổi hoàn cảnh này, đây là lời đức Phật giải thích cho chúng ta. Chúng ta càng nghĩ lời Phật dạy càng thấy có lý, chúng ta tự thí nghiệm thì quả thật đúng như vậy, thế nên nhất định phải phụng hành thì mới được lợi ích. Ngài Thanh Lương giảng giải kinh Hoa Nghiêm, Ngài dùng bốn cương lãnh Tín, Giải, Hành, Chứng để giới thiệu cho chúng ta. Chúng ta phải làm bốn chữ này cùng lúc, không thể có trước sau, có trước sau thì hiệu quả sẽ rất chậm. Hiện nay tai nạn đã đến, cách thức chậm này không kịp nữa, cho nên phải làm cùng một lúc.
(Lược Trích Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký -Chủ giảng: Hòa thượng Tịnh Không. Quyển Thượng .PHẨM THỨ SÁU: NHƯ LAI TÁN THÁN: – Tập 25-Tr – 591)