“Đại Sư Ấn Quang cả đời chân thành, đối nhân xử thế tiếp vật, một chút hư ngụy cũng không có, khi nói chuyện với người, mỗi câu nói đều chân thành, không hề nịnh người, xem thấy bạn làm được đúng thì tán thán bạn, xem thấy bạn làm có sai lầm thì quở trách bạn, đều là giáo huấn.
Đôi lúc cũng có người làm không đúng, Ngài không nói một câu nào, đó là nguyên nhân gì?
Lão Hòa Thượng có học vấn, có tu dưỡng, nói rồi bạn phải chịu sửa, nói rồi mà không chịu sửa thì không nói nữa !
Vì sao vậy?
Nói rồi mà bạn không chịu sửa thì nói ra là lỗi lầm, chính mình sai rồi, còn nói ra bạn chịu sửa mà mình không nói thì mình sai rồi.
Cho nên nói chuyện, những lời nào nên nói, những lời nào không nên nói, nhất định phải hiểu được.
– Người chịu cải sửa, người chân thật tu hành, bạn không giúp cho họ thì bạn có lỗi với họ.
– Người không chịu sửa lỗi, không chịu tu hành, không ác nào không làm, nếu bạn nói với họ thì bạn kết oán thù với họ, tương lai họ muốn báo thù bạn, đời đời kiếp kiếp kết oán sâu dày với bạn, vậy thì bạn hà tất phải rước lấy sự phiền phức này ?
Các Tổ Sư Đại Đức có trí tuệ chân thật, đáng nói thì nói, không đáng nói thì mỉm cười, không nói với bạn. Họ không có tâm thiên lệch, họ chân thật gọi là tùy hỷ công đức.
Cho nên, tùy hỷ phải có trí tuệ, không có trí tuệ thì không thể làm được việc này.
Có trí tuệ chân thật, có thiện xảo, thì tùy hỷ thành tựu vô lượng vô biên công đức, không luận là thuận cảnh, nghịch cảnh, thiện duyên, ác duyên, đều là thành tựu công đức.
Không có trí tuệ, không có thiện xảo, thì sự tùy thuận đó luôn luôn sẽ rước lấy họa hại rất lớn. Cho nên học Phật, then chốt vẫn là phải có trí tuệ.”
HT. Ân Sư
A Di Đà Phật xin thường niệm