Thứ bảy là xâm đoạt hiền thánh tư sanh điền nghiệp. Nói đơn giản là xâm phạm, cướp giựt đồ cần dùng cho đời sống của những người thánh, người hiền, tội nghiệp này rất nặng. Không những không cúng dường mà còn cướp giựt, còn chiếm đoạt, gây chướng ngại cho họ hoằng pháp lợi sanh.
Thứ tám là dập tắt đèn đuốc trong tháp miếu Phật. Ý này rất dài. Trên Sự thì tháp miếu đều có thắp đèn, bạn tắt đèn này, đây là nói trên Sự. Trên Lý thì tháp miếu là đạo tràng, đạo tràng này làm việc hoằng pháp lợi sanh, đó là phóng quang minh. Mỗi ngày giảng kinh, phóng quang minh; mỗi ngày niệm Phật, phóng quang minh; mỗi ngày tham thiền, phóng quang minh. Chỉ cần có người ở nơi đó chân chánh tu hành thì là phóng đại quang minh. Chúng ta nhất định phải ghi nhớ nếu có người thấy được thì người ấy được lợi ích, không có người nhìn thấy thì quỷ thần nhìn thấy. Thế nên nhà Nho nói “thận độc”120, tức là khi bạn có một mình cũng không được phóng dật, không thể nói không có người nhìn thấy thì có thể tùy tiện một chút, không thể được. Chẳng có người hữu hình nhìn thấy thì cũng có người vô hình nhìn thấy, [chúng sanh] vô hình còn nhiều hơn hữu hình chẳng biết là gấp bao nhiêu lần. Chúng ta độ người và cũng độ quỷ thần, chúng ta làm gương cho người, và cũng làm gương cho quỷ thần, làm sao có thể phóng dật được? Tu như vậy thì lòng thành kính của chúng ta mới khơi dậy nổi; lúc ở trước mặt người ta thì như vậy, khi người ta quay lưng thì làm cách khác, chẳng có thành kính. Đây là [nguyên nhân] rất nhiều đồng tu, tu hành chẳng có cảm ứng, tu hành chẳng đạt được quả đức thù thắng, mấu chốt là ở chỗ này, chẳng dùng tâm chân thành. Do đó có thể biết đạo phong (đường lối tu hành) và học phong (phong cách học tập) của đạo tràng vô cùng quan trọng, nếu chẳng có đạo phong, chẳng có học phong cũng giống như đèn nến 120 “thận độc” nghĩa là: Phải răn cấm, cẩn thận lúc một mình trong chùa tháp bị thổi tắt, dập tắt. Cùng một đạo lý, nếu đạo tràng này đích thật có đạo phong, có học phong, trên sự tướng người đến đạo tràng này đốt đèn cũng nhiều, người thắp hương cũng nhiều, đây là nói người đến đó tu học nhiều.
Thứ chín là khinh thường những người bần cùng, hạ tiện. Đối với họ sanh khởi lòng ngạo mạn, còn hủy nhục thêm, đây là sai lầm quá đỗi. Người học Phật chúng ta khi gặp những người nghèo hèn, hạ tiện này, trong tâm chúng ta cũng phải coi họ như Phật, Bồ Tát thị hiện, họ thị hiện cho chúng ta coi, nói nếu không tu phước huệ thì sẽ có quả báo như vậy, cũng là biểu diễn trên sân khấu. Thế nên đối với những người này chúng ta phải khởi tâm tôn kính, thương xót, tự mình phải biết tu học như vậy.
Thứ mười là làm các hạnh ác. Phạm vi rất rộng, tạo ra các hành vi bất thiện.
Đức Phật nói mười thứ nghiệp này sẽ bị quả báo xấu xí, đời trước làm những nghiệp bất thiện trên, đời này bị quả báo. Quả báo đời này có thể thay đổi hay không? Nói cho chư vị biết: Có thể thay đổi. Chỉ cần bạn thay đổi những tập khí, tật xấu này trở thành tốt thì tướng mạo dần dần sẽ thay đổi, [đó là vì] tướng tùy tâm chuyển. Chân chánh có quyết tâm, có nghị lực sửa sai đổi mới, nói thật ra ba tháng đến nửa năm thì sẽ có hiệu quả. Nếu ba tháng, nửa năm chưa gặp mặt thì khi bạn bè gặp mặt, sự thay đổi của bạn so với lúc trước sẽ rất rõ ràng. Mỗi ngày đều gặp gỡ thì sẽ chẳng nhận thấy, nếu không thường gặp mặt, vừa gặp mặt thì [sẽ thấy] tướng mạo thay đổi hẳn. Có thể làm trong ba năm thì sự thay đổi sẽ rất rõ ràng, gia đình thân quyến của bạn mỗi ngày đều ở chung cũng sẽ cảm thấy bạn thay đổi, bạn chẳng giống lúc trước. Tướng mạo thay đổi rồi thì thể chất đương nhiên cũng thay đổi. Trong kinh này đức Phật cũng nói mười thứ nghiệp sẽ bị quả báo nhiều bệnh, chúng ta phải ghi nhớ hai chục điều chép trong chú giải này, bạn có thể giúp đỡ rất nhiều người, thay đổi những tập quán xấu của họ, thay đổi quả báo ác này của họ.
(Lược Trích Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký -Chủ giảng: Hòa thượng Tịnh Không. Quyển Thượng .PHẨM THỨ SÁU: NHƯ LAI TÁN THÁN: – Tập 20-Tr – 490)