Chúng sanh, đặc biệt là chúng sanh trong lục đạo rất khổ, mê mất tự tánh, mê mất tự tánh nhưng tự tánh vẫn khởi tác dụng, chẳng phải là không khởi tác dụng, nếu không khởi tác dụng thì chẳng gọi là chân tánh, nó vẫn khởi tác dụng. Tuy khởi tác dụng, nhưng vì mê mất tự tánh, nên họ chẳng hay, chẳng biết bị nghiệp lực thao túng, đời sống của họ sẽ khổ. Chúng sanh đã giác ngộ, giác ngộ rồi thì xưng là Phật, Bồ Tát.
Thanh Văn, Duyên Giác cũng giác ngộ, giác ngộ không rốt ráo, chẳng viên mãn, nhưng họ đã có thể thoát khỏi sự khống chế của nghiệp lực. Trong kinh Phật nói Thanh Văn, Duyên Giác trong Tam Đức chỉ được Giải Thoát, là phân nửa giải thoát, chẳng viên mãn. Tại sao? Pháp thân, Bát Nhã chẳng chứng được, trong Tam Đức Bí Tạng chỉ chứng được phân nửa Giải Thoát, họ xả thân và thọ thân cũng tương đối tự tại. Do đó có thể biết trong toàn bộ giáo học Phật pháp, mấu chốt ở tại Giác Ngộ, sau khi giác ngộ thì chúng ta sẽ được tự tại, sẽ có thể tùy ý hóa thân, chẳng chỉ là chuyển thân nữ thành thân nam mà thôi. Ý nghĩa của việc dùng Hoa để cúng dường đem lại cho chúng ta khải thị lớn như vậy.
(Lược Trích Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
– Chủ giảng: Hòa thượng Tịnh Không.
Quyển Thượng. PHẨM THỨ SÁU: NHƯ LAI TÁN THÁN: – Tập 20-Tr -477-478)