Các thứ cúng cụ (vật dùng để cúng), dùng hoa cúng dường, dùng hương cúng dường, dùng thức ăn, thức uống, quần áo, gấm lụa, tràng phan, và tiền tài, báu vật, v.v.. để cúng dường, đây là nói về vật cúng dường. Vật cúng dường nhiều hay ít, sang hay hèn là tùy theo khả năng của mình, tuyệt đối chẳng miễn cưỡng.
Trong các cúng cụ này [chúng ta] phải hiểu ý nghĩa biểu pháp của nó, phải đặc biệt ghi nhớ điểm này. Nếu không biết ý nghĩa biểu pháp, chỉ dùng hình thức để cúng dường thì được lợi ích rất nhỏ, chuyển nghiệp lực chẳng nổi, nhất định phải hiểu ý nghĩa tiêu biểu pháp. Nói cách khác, hình tượng của Phật, Bồ Tát và hết thảy cúng cụ đều nhằm từng giờ từng phút nhắc mình, đề cao cảnh giác, bạn không ngừng nâng cao đức hạnh, bạn sẽ được tự tại. Tự tại giống như Phật, Bồ Tát vậy, nên dùng thân gì để được độ thì Ngài hiện thân ấy. Nói cách khác, chuyển nghiệp lực của mình thành nguyện lực, ý nghĩa quan trọng nhất trong đoạn kinh văn này là ở đây. Nguyện lực thọ thân sẽ tự tại, còn nghiệp lực thọ thân sẽ chẳng tự tại, cho nên phương pháp này là dạy chúng ta chuyển nghiệp lực thành nguyện lực.
(Lược Trích Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
– Chủ giảng: Hòa thượng Tịnh Không. Quyển Thượng. PHẨM THỨ SÁU: NHƯ LAI TÁN THÁN: – Tập 20-Tr -476 477)