Chúng ta đọc đoạn Kinh văn này, ở ngay chỗ này làm một kết luận nhỏ. Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai nói pháp ngàn ức năm, chúng ta có chú ý đến vấn đề này hay không? Một đạo tràng giáo hóa một số chúng sanh, nếu không có thời gian nói pháp dài lâu, không có thời gian dài giáo hóa thì không nhận được hiệu quả. Cái điểm này chúng ta phải lưu ý đến.
Ngày nay rất nhiều người đều biết, bao gồm các quốc gia khu vực khác, hiện tại từ các quốc gia khu vực khác đến nơi đây cùng tu học với chúng ta, cùng nhau đến niệm Phật, mỗi một tháng đã vượt qua hơn ba trăm người, tính một cách bảo thủ chí ít cũng phải vượt qua 300 người. Hiện tại số người đang không ngừng thêm lớn, tôi nghĩ năm tới nhất định sẽ vượt qua 500 người. Mọi người đều tán thán đạo tràng này thù thắng. Thù thắng, nguyên nhân này do đâu? Ngày ngày giảng Kinh. Chính là Thế Gian Tự Tại Vương ở ngay chỗ này nói là đã nói pháp ngàn ức năm, đạo tràng này không nói pháp thì làm sao được? Các vị phải nên biết, không nói pháp thì con người liền nghĩ tưởng xằng bậy, niệm Phật cũng không được, niệm Phật đường vẫn cứ là cãi nhau, cách nghĩ của mỗi người không như nhau.
Cho nên, niệm Phật đường chúng ta ngày nay vẫn có được chút thành tựu này là dựa vào cái gì? Dựa vào 12 năm qua giảng Kinh nói pháp, mọi người dần dần hiểu rõ, giác ngộ, cho nên niệm Phật đường niệm Phật bình an vô sự. Thế nhưng mỗi ngày vẫn phải giảng hai giờ đồng hồ. Không giảng hai giờ đồng hồ vẫn sẽ xảy ra vấn đề, tại vì sao vậy? Phàm phu tất nhiên là phàm phu, họ không phải là thánh nhân, phiền não tập khí đều rất sâu nặng. Nhất là ở vào thời đại hiện tại này, chúng ta gọi là phong khí xã hội không tốt, người nước ngoài gọi là từ trường không tốt, chúng ta bị ảnh hưởng phong khí từ trường này, thân tâm đều không ổn định, tánh tình bất định, tâm tình dao động, dễ dàng xảy ra việc. Mỗi ngày nghe giảng Kinh hai giờ làm cho tâm tình ổn định lại, đạo lý chính ngay chỗ này. Thời gian càng dài, hiệu quả sẽ càng thù thắng.
Thế Tôn năm xưa ở đời, mỗi ngày giảng Kinh nói pháp tám giờ, không phải là hai giờ. Chúng ta xem thấy ở trên Kinh, Phật Bồ Tát ở đời ngày giảng Kinh hai thời. Hai thời vào lúc đó chính là tám giờ đồng hồ hiện tại.Thế Tôn năm xưa ở đời, đơn vị thời gian của người Ấn Độ dùng, một ngày một đêm phân làm sáu thời, ngày ba thời, đêm ba thời. Vào lúc đó, cách nói này, ban ngày gọi là sơ nhật phân, trung nhật phân, hậu nhật phân, ban ngày phân ba thời;buổi tối là sơ dạ phân, trung dạ phân, hậu dạ phân, cho nên phân ra sáu thời. Hiện tại đơn vị thời gian của chúng ta tương đối chuẩn xác, chúng ta gọi là giờ. Trung Quốc thời xưa phân ngày đêm thành 12 giờ, các vị đều quen thuộc: tý, sửu, dần, mẹo, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi, dùng 12 chữ này làm đại biểu, ban ngày là 6 giờ, buổi tối là 6 giờ. Hiện tại chúng ta dùng đơn vị tính giờ của người phương Tây, nên gọi là giờ.
Hiện tại bốn giờ mới là một thời của Thích Ca Mâu Ni Phật thời đại đó. Chúng ta xem thấy trên Kinh nói hai thời giảng Kinh liền biết được Thích Ca Mâu Ni Phật mỗi ngày giảng Kinh 8 giờ đồng hồ. Huân tu thời gian dài như vậy thì người mới giác ngộ ra được, mới hiểu rõ ra. Hơn nữa, vào lúc đó, nhân tâm thuần hậu, phong khí xã hội lương thiện, sức cám dỗ bên ngoài rất mỏng, còn phải mỗi ngày nghe Kinh đến 8 giờ mới có thể chuyển đổi được. Hiện tại,vào năm này, tôi nghĩ mỗi ngày giảng Kinh chí ít phải 16 giờ thì e rằng ý niệm mới có thể chuyển đổi lại được. Thế nhưng 16 giờ đồng hồ, tìm người nào để giảng vậy? Không tìm được người, không dễ dàng.
Các vị nhất định phải ghi nhớ, hưng suy của đạo tràng quyết định ở thời gian giảng Kinh nhiều ít, đây là nhân tố quyết định. Người đều tường tận rồi, thấu hiểu rồi mới chịu phát tâm tu hành, thật làm. Đạo lý không làm cho rõ ràng, phương pháp chưa tường tận, không biết được chỗ tốt, bạn bảo họ ngày ngày niệm Phật không làm việc gì, buông bỏ xuống, người ta nói đầu óc của bạn có vấn đề, nói các người tiêu cực. Bạn nói xem, còn cách nào chăng? Ngàn ức năm giảng Kinh chính là nhắc nhở chúng ta Kinh giáo phải huân tu thời gian dài, đây là công việc giáo dục.
(Trích: Kinh Vô Lượng Thọ giảng lần thứ 10, tập 98.)