Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Hiếu đạo không tồn tại, thì Phật pháp sẽ không tồn tại

Tinh thần hiếu đạo trong Kinh Địa Tạng
Hiếu thuận với cha mẹ là tánh đức, chữ “hiếu” 「孝」 này là bất khả tư nghì, pháp thế gian và xuất thế gian có thể nói rằng được xây dựng trên cơ sở hiếu đạo.
Những câu nói này của Phật, “tuỳ thuận ngã giáo, đương hiếu ư Phật”, tuyệt đối không phải yêu cầu học sinh cung kính với ngài, ý không phải như vậy, đây hoàn toàn là tánh đức của tự tánh. Hiếu thuận với cha mẹ là tánh đức, chữ hiếu này bất khả tư nghì, pháp thế xuất thế gian có thể nói rằng được xây dựng trên cơ sở đạo hiếu. Phật pháp là sư đạo, cơ sở của sư đạo là hiếu đạo.
Không hiếu với cha mẹ, ắt sẽ không hiếu với lão sư, nếu như họ hiếu với thầy ắt sẽ có mưu đồ gì đó, không phải thành tâm, là giả tạo. Điều này chúng ra không thể không biết.
Vì thế học Phật điều đầu tiên là hiếu đạo, Tịnh Nghiệp Tam Phước, Đức Phật nói rất rõ, câu đầu tiên trong điều đầu tiên là: “hiếu dưỡng phụ mẫu”, câu thứ hai mới là “phụng sự sư trưởng”. Thứ nhất là phải hiếu với cha mẹ, thứ hai là hiếu kính với Phật, chứ không phải đem Phật đặt ở vị trí đầu tiên, mà đem cha mẹ đặt ở vị trí thứ nhất. Vì vậy Phật pháp là sư đạo, sư đạo được xây dựng trên cơ sở của hiếu đạo. Từ cái lý này, chúng ta hiểu rõ rằng, những đệ tử của Phật Thích Ca truyền pháp, sau khi đức Phật diệt độ, đệ tử bốn phương tám hướng đi hoằng dương chánh pháp, từ bi dạy học giống như đức Phật.
Nhưng chúng ta thấy kết quả của nó là: có một số nơi một hai trăm năm thì không còn nữa, có một số nơi ba, bốn trăm năm sau, có một số nơi sáu, bảy trăm năm sau thì sẽ không còn, còn có một số nơi có thể duy trì hơn ngàn năm, nhưng cuối cùng cũng không còn nữa. Duy chỉ có ở Trung Quốc gần hai ngàn năm, do nguyên nhân gì? Trung Quốc nền móng tốt, người Trung Quốc coi trọng hiếu đạo, nền móng này hay quá. Nơi khác không coi trọng hiếu đạo, vì thế nó không trường cửu; duy chỉ có những nơi giảng về hiếu đạo, Phật pháp sẽ ở mãi với đời, cái lý là ở chỗ này đây. Đây là điều rất rõ ràng, chúng ta ai cũng nhìn thấy được.
Nếu chúng ta hiện nay vứt bỏ hiếu đạo, Trung Quốc bỏ hiếu đạo, khoảng 150 năm. Trong 150 năm, 50 năm đầu tiên xem nhẹ, cũng có nghĩa là không coi trọng, dù có bàn đến đi nữa, cũng không có cách gì thực hiện đựơc. 50 năm tiếp theo là nước Dân Quốc, Dân Quốc hiện nay là 100 năm, 50 năm trước thời Dân Quốc, mặc dù có nói đến, nhưng không có ai thực hiện, có nói đến nhưng không ai làm. 50 năm gần đây, người nói đến cũng không có, chứ đừng nói gì đến làm, đây là nguy cơ.
Thêm 50 năm nữa sẽ bị huỷ diệt, hiếu đạo không còn tồn tại nữa, hiếu đạo không tồn tại, thì Phật pháp sẽ không tồn tại, sẽ bị diệt vong. Văn hoá truyền thống không còn nữa, Phật pháp không còn, con người sẽ phải chịu khổ, không thể đến thế gian này nữa, quá đau buồn, khi đó tai nạn gì cũng có, thiên tai nhân họa đều xảy ra. Vì thế ngày nay phải cố gắng cứu vãn tình thế này, công đức đó là vô lượng vô biên, không gì quan trọng bằng việc này. Vậy chúng ta cứu vãn bằng cách nào?
Việc cứu vãn phải dựa vào thanh niên. Thanh niên có thiện căn, thiện căn này không của kiếp này, mà là được tu tích từ kiếp trước, người có thiện căn họ sẽ đến. Đây là gốc, gặp phải duyên phận tốt, phải có người dạy cho họ, giúp đỡ họ, gọi là ngoại duyên. Đây là công việc khẩn cấp mà chúng ta phải làm, gánh nặng này, chúng ta phải toàn tâm toàn lực giúp đỡ họ. Bảo tồn điển tích, đây là điều mà chúng ta có thể làm được.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 496)

 

Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *