Quý vị có biết hiếu dưỡng cha mẹ hay không? Quý vị có biết phụng sự sư trưởng hay không? Nếu như ngay cái này cũng không hiểu, nói cách khác, đời này quý vị học thế nào cũng không học được. Không có người nào không mong muốn phát tài, phát tài là phước. Không có người nào không mong cầu trí tuệ, trí tuệ là thông minh. Nhưng đời này, tâm tưởng của họ với nguyện vọng của họ vẫn là làm sai trái, nên không phải tâm nghĩ việc thành. Có người tâm nghĩ việc thành hay không? Có. Tám chữ này làm được thì họ tâm nghĩ việc thành, một chút cũng không giả.
Hiếu, chữ này là hội ý, phía trên là chữ lão, phía dưới là chữ tử, quý vị thấy ý nghĩa này, nó với chúng ta, trên một đời là cha mẹ, dưới một đời là con cháu, là mội thể, không thể chia. Phân thì sai rồi, phân thì bất hiếu. Ý nghĩa của chữ hiếu này, chúng ta từ nơi đây thể hội, thấy thân của cha mẹ với thân của mình là một thân. Không có tâm niệm này thì hiếu không có cội rễ. Con người chúng ta đều biết được yêu thương thân mạng của mình. Có xem thân mạng của cha mẹ với thân mạng của chính mình hoàn toàn giống nhau hay không? Thậm chí còn muốn vượt qua? Khái niệm của hiếu không thể lĩnh hội được thì tận hiếu thật khó. Điểm này không thể không biết.
Người xưa, có thể nói rất lâu, rất lâu rồi, chúng ta có lý do để tin tưởng, văn minh truyền thống xưa chắc chắn mười ngàn năm trước. Người xưa, cách đây mười ngàn năm hiểu được hiếu đạo, không những hiểu được, họ thực sự có thể làm được, mà còn có thể phát triển rộng rãi.
Xây sựng sư đạo trên văn tự có ghi chép, thời kỳ vua Nghiêu, vua Nghiêu xây dựng một tư đồ, tên của quan, tư đồ chính là thầy giáo, vị thầy giáo này mở mang giáo dục. Dạy điều gì? Dạy ngũ luân ngũ thường bát đức. Nội dung giáo dục này tương ưng với tánh đức viên mãn, cho nên người xưa ngàn vạn năm trước cho đến ngày nay, tổ tông tích đức. Tổ tông thực sự có trí tuệ có đức hạnh, dân tộc này, luân lý đạo đức, thâm căn cố đế.
Hai trăm năm trở lại đây, tuy là đã mất đi phương hướng, đã làm sai mục tiêu, chiêu cảm ra thiên tai trước mắt, thiên tai này càng diễn ra càng nghiêm trọng. Trước môn học này, đưa tin ba tháng gần đây, tháng ba tháng bốn tháng năm, tôi đã xem một ít, có 173 lần thiên tai. Chúng ta chỉ xem tiêu đề 173 lần, trước đây chưa từng có, tại sao lại nhiều như vậy! Tại sao lại nhiều như vậy? Do người bây giờ không biết hiếu thảo cha mẹ, không biết phụng sự sư trưởng, đây là nguồn gốc của tất cả thiên tai. Không hiếu dưỡng cha mẹ, thì không có phước báu, không tôn trọng sư trưởng, thì không có trí tuệ, họ có thể không gặp nạn sao? Bây giờ có một số người nói đây là thiên tai tự nhiên, oán trách tự nhiên! Làm sao có thể nói thiên tai của tự nhiên, tự nhiên là tuyệt đẹp nhất, tại sao quý vị có thể nói nó là thiên tai chứ. Chư Phật Bồ Tát đại thánh đại hiền không có ai là không tùy thuận tự nhiên. Con người thời nay tại sao vậy? Con người thời nay muốn thay đổi tự nhiên, đã hiểu sai người định thắng trời. Câu nói này là của người xưa nói, ý nghĩa của người xưa nói không sai, họ đã hiểu sai. Nhân định thắng trời, con người nhất định có thể thắng tự nhiên, đem nó sửa sai, dốc hết vào phát triển trên khoa học, dùng phương pháp khoa học để thay đổi tự nhiên. Tự nhiên xảy ra thiên tai, nguyên nhân là gì? Quý vị thay đổi nó thì phiền hà đã đến. Người xưa thuận theo tự nhiên, ví như sinh con dạy cái, người xưa là tự nhiên. Con cái đã đến nhà quý vị, trong nhà quý vị đời đời kiếp kiếp tích đức tu phước, cho nên trẻ con của quý vị, có phước báo, có trí tuệ, đều đến nhà quý vị, vì sao vậy? Cảm ứng! người người đều biết đạo lý này, nhà nhà đều biết chân tướng sự thật này, cho nên trong nhà bần hàn không sao cả, phải tích đức, con cháu sẽ phát đạt. Họ hiểu được đạo lý này. Người thời nay không tin tưởng những đạo lý này, cho rằng trí tuệ của mình, tri thức của mình đủ để có thể thay đổi tự nhiên. Thay đổi rồi, tác dụng phụ mang đến chính là thiên tai nhiều như vậy. Đối với con người mà nói, mang đến cho quý vị rất nhiều rất nhiều bệnh tật, không khỏe mạnh. Môi trường của quý vị sống mang đến những thiên tai, bất kể là tự mình, bất kể là gia đình, bất kể là môi trường sinh sống, tất cả đều là do nghiệp lực chiêu cảm ra, chứ không phải tự nhiên. Nói thật với quý vị, là tự làm tự chịu, quý vị còn nói thiên tai này là của tự nhiên, quý vị không phải đã hàm oan tự nhiên rồi sao? Đem tất cả những thiên tai bất thiện, trách nhiệm đều nhường cho tự nhiên, đây có tội lỗi.
Người xưa nếu gặp phải những thiên tai như vậy, họ sẽ phản tỉnh, thậm chí trai giới tắm rửa, sám hối, bỏ ác làm lành, cải tà quy chánh, để hoa giải thiên tai. Có đạo lý ! Vì sao vậy? Là tội lỗi của mình tạo thành, sửa đổi làm mới thì thiên tai bên ngoài có thể hóa giải. Cho nên mỗi con người sanh tồn ở thế gian, có thể đội trời đạp đất, có thể lập công lập đức. Ân giáo dục của thầy giáo, con người nhất định là thầy giáo và cha mẹ hợp tác mà dạy nên. Nếu như chỉ có một phương diện không có một phương diện kia, thì người này không thể thành tựu. Nhất định là hai phương diện phối hợp lẫn nhau. Dạy hiếu cha mẹ khó ở mở miệng, cha mẹ không nói được: Ta là cha mẹ của con, nhất định con phải hiếu thảo với ta. Lời này không nói ra được. Cho nên hiếu dưỡng cha mẹ cần ai dạy? thầy giáo dạy. Phụng sự sư trưởng, thầy giáo cũng không thể nói: Tôi là thầy giáo của quý vị, quý vị phải tôn trọng tôi. Điều này ai nói? Cha mẹ nói, cha mẹ dạy con cái tôn sư trọng đạo. Thầy giáo dạy học sinh hiếu dưỡng cha mẹ. Thầy giáo dạy chúng sanh, cho dù dạy nhiều hơn nữa, rộng hơn, sâu hơn, gốc rễ của nó vẫn là hiếu dưỡng cha mẹ. Nếu như không có cái gốc rễ này thì không có cành lá, không có hoa quả. Cây này là cây phước, phước báu lớn. Ngoài ra một cây nữa là cây trí tuệ.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 425)