“Chư Phật báo độ, giáo học vi tiên”. Tại sao các quốc độ của chư Phật đều tốt đẹp? Nguyên nhân là gì? Không có nguyên nhân nào khác, chính dạy học mà ra, mỗi ngày đều dạy. Phật Thích Ca dạy học, dạy tất cả chúng sanh “lìa khổ được vui”. Khổ từ đâu đến? Khổ từ mê mà đến. Bởi bạn mê, không hiểu chân tướng sự việc cho nên rất nhiều việc bạn nhìn sai rồi, nghĩ sai rồi, nói sai rồi, làm sai rồi, phiền phức liền đến. Vui từ đâu đến? Vui từ ngộ mà đến, tất cả đều hiểu rồi, vui ở ngay trong hiện tại. Cho nên khổ vui là quả, mê ngộ là nhân. Phật làm sao khiến tất cả chúng sanh ly khổ đắc lạc? Ngài dùng cách dạy học, phá mê khai ngộ. Dùng cách gì? Dùng cách dạy học, thực hành ngày trong việc dạy học, cho nên cả đời Ngài chỉ làm việc dạy học.
“Cực Lạc thế giới, giáo học vi tiên”. Chúng tôi tu Tịnh độ, ngày ngày đang học Kinh Vô Lượng Thọ, sự nghiệp dạy học của Phật A-di-đà tôi đã học mấy mươi năm. Tôi chắc chắn Ngài có trí tuệ viên mãn, đạo đức viên mãn, hành trì viên mãn, Ngài là nhà giáo dục đại viên mãn, tất cả chư Phật xưng Ngài là “Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương”. Cho nên, chúng tôi thật sự muốn học, giáo học vi tiên, nhất định học theo Phật A-di-đà, Ngài làm tốt nhất, thành công nhất. (dẫn từ “Giáo học vi tiên chánh chi bổn dã”)
Các bậc cổ thánh tiên hiền Trung Quốc cũng nói như vậy “Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên”, dạy bắt đầu từ đâu? Từ trong gia đình, bạn có một gia đình, nhà có gia đạo, có gia quy, có gia học, từ khi người mẹ mang thai đã bắt đầu dạy, thai giáo! Con người là có thể dạy dỗ trở nên tốt đẹp, chúng tôi luôn ghi nhớ câu nói này, nếu như làm tốt công tác giáo dục, mọi người tôn trọng nền giáo dục của cổ thánh tiên hiền, thì người trên thế giới này của chúng ta đều biến thành Phật A-di-đà, Hoàn cảnh để sẽ biến thành thế giới Tây phương Cực Lạc, chính là việc này vậy.
Không tiếp xúc qua Phật pháp, đó là không có duyên phận, không thể nói họ không có thiện căn phước đức nhân duyên, họ không có duyên tiếp xúc được. Chúng ta tiếp xúc được, tiếp xúc được thì phải giác ngộ, không giác ngộ thì cũng vô ích, đời này vẫn làm việc tự tư tự lợi, vẫn theo đuổi danh văn lợi dưỡng, còn đọa tam đồ lục đạo. Họ không nỡ rời xa tự tánh lục đạo, tự tánh tam đồ, không nỡ rời xa, đó là mê, mê rất nặng. Nếu như họ một khi giác ngộ, một khi chuyển trở lại thì biến thành Cực Lạc, thành Di-đà. (dẫn từ “Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa”)
Chúng tôi thường kêu gọi, hi vọng quay trở về với giáo dục. Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa tại thế, mỗi ngày giảng kinh dạy học, bốn mươi chín năm không một ngày gián đoạn. Đây là ý gì? Ngài tại sao làm như vậy? Chúng ta cần suy nghĩ thật kĩ. Phật pháp là giáo dục, con người là có thể dạy dỗ trở nên tốt đẹp. Nếu như chúng ta vứt bỏ giáo dục, thì mọi vấn đề sẽ nảy sinh. Bản thân Phật pháp quả thật là giáo dục, ngày nay vứt bỏ giáo dục rồi, tu tập mà chỉ là kinh sám Phật sự, có tác dụng chăng?
Nếu như sáng tỏ lý thì tu học có tác dụng, còn không làm sáng tỏ lý, lại học theo người khác, gọi là mô phỏng theo thì không được. Tại sao? Hữu khẩu vô tâm [có miệng nhưng không có tâm]. Dựa theo nghi quy sám hối Phật môn, trước mặt Phật sẽ thống khốc rơi lệ sám hối, giống như thật vậy, không hiểu lý, sám hối rồi lại làm việc xấu, thế thì có tác dụng gì? Đó là gì? Hữu khẩu vô tâm, có hành mà không có giải, không hiểu đạo lý, không có hiệu quả gì. (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
– Trích: sách Ngọc Bảo Thế Gian (Nhận Thức Lão Pháp Sư Tịnh Không 淨 空 法 師)