Xã hội ngày nay loạn rồi, loạn thành ra thế này, nguyên nhân thật sự nằm ở đâu? Ở chỗ người làm mẹ không chịu trách nhiệm, nói cách khác, không biết cách làm mẹ. Đó là phụ đạo (giữ việc giúp chồng dạy con) mà người Trung Quốc thường nói, không hiểu việc giúp chồng dạy con, xã hội liền hỗn loạn. Trung Quốc thời xưa, người mẹ có con trai và con gái thì việc giáo dục con gái càng quan trọng hơn giáo dục con trai, không phải là thiên vị, nhiệm vụ của bà quá lớn, nhiệm vụ đó là dưỡng dục thánh hiền. (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
“Phu phụ hữu biệt” ý câu này rất sâu. Nam và nữ mỗi người đều có nghĩa vụ riêng của họ, không thể tranh. Pháp sư Ấn Quang nói ngày nay rất nhiều phụ nữ không giữ việc giúp chồng dạy con, lại bước vào xã hội tranh cùng với nam giới. Họ có thể tranh được nhưng đời sau không có nữa. Phụ nữ nhiệm vụ lớn nhất chính là nuôi nấng bồi dưỡng đời sau, đời sau có hay không có thánh hiền quyết định bởi bản thân họ có thuận theo phép tắc tự nhiên hay không. Đại sư Ấn Quang đối với phụ nữ hết sức quan tâm, ngài nói thế gian có thái bình hay không, thế gian có xuất hiện thánh hiền nhân hay không đều phụ thuộc vào trách nhiệm của người phụ nữ. Phụ nữ nếu không giữ việc giúp chồng dạy con, thế gian không có hiền nhân, xã hội nhất định động loạn, tai nạn nhất định sẽ rất nhiều. Cho nên, quyền của phụ nữ thật to lớn lắm, họ bỏ đi công việc vốn thuộc về mình để đi tranh với nam giới, đó là điều vô nghĩa, hủy cả thế giới này. Nhận thức này không có thánh nhân giảng giải, chúng ta đều không biết. Cho nên, ngày nay nói nam nữ bình đẳng, vốn là bình đẳng, ngày nay lại làm cái chuyện bình đẳng này nên mới không bình đẳng. Điều này chúng ta không thể không biết. (dẫn từ “Kiến Quốc Quân Dân Giáo Học Vi Tiên”)
“Giáo phụ sơ lai” (dạy vợ từ thuở ban đầu mới đến), hiền thê là do bạn dạy họ, họ vừa bước vào nhà thì đặt ra quy củ để họ tuân thủ. Cho nên Trung Quốc từ cổ đã xem trọng lễ giáo, bắt đầu từ lúc mang thai, thai giáo. Thai giáo nếu như được chú ý, thì trong thời gian mười tháng phải cẩn thận từng chút, đứa bé ra đời sẽ dễ dạy, sẽ rất nghe lời, bởi nó ở trong bụng mẹ đã có thể cảm nhận được tư tưởng, ngôn hành của mẹ, nó có tác dụng cảm ứng đạo giao với mẹ, đó là thật sự bám rễ. Chúng ta đã bỏ qua điều này một trăm năm mươi năm rồi. (dẫn từ “Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa”)
Trách nhiệm của người mẹ rất lớn. Trung Quốc thời xưa, địa vị của phụ nữ cao hơn nam giới, người đọc sách đều biết. Tại sao? Trên thế gian và trong xã hội sẽ có thánh hiền hay không đều phụ thuộc vào người mẹ. Mẹ nếu biết dạy dỗ thì đời đời xuất hiện thánh hiền; mẹ mà lơ là, lòng người liền trở nên hư hỏng. Cho nên cổ ngạn ngữ có nói “Tử bất giáo, nhân tâm hoại; gia bất tề, xã hội loạn liễu.” Đó là hai câu thành ngữ thời xưa, ngày nay hoàn toàn đúng. Con ấy ai dạy? Mẹ dạy. Cái gốc cả đời của một đứa trẻ là do mẹ chúng tạo, mẹ không gầy dựng cái gốc này tốt thì sau này hết cách.
Thời gian dạy dỗ chính là trước lúc ba tuổi, một ngàn ngày, con người là một ngàn ngày, trong thời gian một ngàn ngày này, tất cả những điều bất thiện, đi ngược với tính đức tuyệt đối không được để trẻ con nhìn thấy, không để chúng nghe thấy, không để chúng tiếp xúc, cần chăm sóc tốt trẻ trong thời gian ba năm này, để những thứ chúng nghe, chúng nhìn, chúng tiếp xúc là chánh diện tốt đẹp, không có mặt xấu, đứa trẻ ấy đã bám rễ để trở thành bậc thánh hiền. Nó ba tuổi đã có trí tuệ để lựa chọn, năng lực phán đoán đây là thiện, đó là bất thiện, cái này tốt, cái kia không tốt, nó có năng lực đó. Phụ nữ mang tính quyết định, vậy có thể không tôn trọng họ sao? Nhà của bạn có đời sau hay không, có xuất hiện nhân tài hay không đều nhờ vào họ, cho nên họ được cả nhà tôn trọng. (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
– Trích: sách Ngọc Bảo Thế Gian (Nhận Thức Lão Pháp Sư Tịnh Không 淨 空 法 師)