Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Tâm địa xấu ác, không thể vãng sanh

Bàn thờ Phật - Tâm địa xấu ác, không thể vãng sanh
Tôi thường xuyên nhắc nhở các bạn đồng học: Sau khi chúng ta chết sẽ đi về đâu? Các bạn không nên cho rằng mình còn rất trẻ, có câu: “ Hoàng tuyền lộ thượng vô lão thiếu” (Trên đường đến suối vàng không phân già trẻ). Đặc biệt thế giới ngày nay tai nạn rất nhiều. Bạn xem cơn động đất của Đài Loan gần đây, chỉ trong thời gian mấy giây thôi người trong cả gia đình đều chết hết. Chúng ta xem thấy có thể không cảnh giác được không? Vì vậy Ấn tổ khai thị cho đại chúng học Phật phải nên dán chữ “ Tử” trên trán. Thường xuyên hỏi bản thân, phải làm thế nào ? Phải chân thật tu hành.
Chúng ta thật ra mà nói rất muốn chân thật tu hành. Nhưng vì sao tập khí lỗi lầm của chính mình không sửa lại được, không phải là chúng ta không muốn sửa mà thật sự muốn sửa. Chúng ta đọc Kinh đại thừa rất nhiều, nếu tỉ mỉ suy xét sẽ thấy, do không sửa lỗi được là do nghe giảng Kinh quá ít, thời gian nghe Pháp của chúng ta quá ít.
Nguyên hội trưởng Cư Sỹ Lâm cư sỹ Trần Quang Biệt, bốn năm cuối đời ông nghe băng đĩa ghi hình, mỗi ngày ông nghe tám tiếng liên tục trong bốn năm không gián đoạn. Mỗi một bộ Kinh thường nghe rất nhiều lần. Điều này trong nhà Phật thường nói đến: “ Nhất môn huân tu, trường kỳ huân tập”. Và ông đã thành công. Thành công của ông là ông nắm bắt được cơ hội, thâm nhập kinh tạng.
Khi học một bộ Kinh, điều quan trọng là thâm nhập, cần phải thấu triệt hiểu rõ ý nghĩa của bộ Kinh đó. Như vậy tín tâm và nguyện tâm của chúng ta mới có thể sanh khởi. Rồi sau đó mới có thể đem tập khí vọng tưởng trước đây của chính mình sửa đổi trở lại được. Điều này gọi là chân tu. Thời gian ông tu kể ra cũng không dài, chỉ là bốn năm thôi. Một ngày ông dùng tám tiếng. Điều này cũng là Ông thị hiện cho chúng ta thấy. Một người già hơn tám mươi tuổi mới bắt đầu dụng công mà vẫn còn kịp. Ông thực ra có thể vãng sanh sớm trước hai năm rồi, nhưng vì hộ trì Cư Sỹ Lâm nên Ông ở lại thêm hai năm nữa.
Từ đây ta có thể biết được cách tu hành huân tập thế này chỉ cần hai năm là thành công rồi. Do vậy chúng ta biết rằng những sai lầm của chúng ta ngày nay đó chính là không tu thật sự. Lỗi tại chính bản thân mình. Chúng ta chưa quên được tự tư tự lợi đối với bản thân, vẫn chưa bỏ được tham sân si, đối với giáo huấn của Phật đà lúc thì nhớ lúc thì quên. Khi chúng ta đọc tụng Kinh điển hình như có chút giác ngộ nhưng khi cảnh giới hiện tiền thì lại quên hết sạch sẽ. Hết thảy vẫn là thuận theo phiền não, vẫn là thuận theo tập khí.
Do vậy vào thời khóa buổi tối chúng ta cần nghiêm chỉnh tư duy, phản tỉnh, ngày hôm nay mình có bao nhiêu lỗi lầm. Khởi tâm động niêm, ngôn ngữ tạo tác. Trong ngày hôm nay mình đã nghĩ được mấy việc tốt, làm được mấy việc tốt. Khi đem ra so sánh bạn sẽ biết được bạn sẽ đi về đường nào. Vậy nên việc này đâu cần thiết đi hỏi người khác. Do vậy người thật sự giác ngộ là người tự thấy việc tự sửa đổi lỗi lầm là việc cấp thiết số một của bản thân mình.
Nếu khởi tâm động niệm vẫn đi tìm lỗi người khác thì đó chính là lỗi lầm lớn nhất của bản thân mình rồi. Không có tội nào nặng hơn tội này nữa, tâm này cũng đã ác đến chỗ cùng cực. Xã hội ngày nay vì sao lại bại hoại đến mức độ như vậy, hay nói toàn bộ tất cả xã hội hiện tại chúng ta ai ai cũng biết cách phê bình người khác, khinh mạn người khác, do vậy mới chiêu cảm quả báo thế này.
Chúng ta hãy xem cõi Tịnh độ của Chư Phật, Thế Tôn nói với chúng ta là ở nơi đó người người đều tán thán lẫn nhau, không có việc đả kích phê bình người khác. Chúng ta lại xem Kinh điển của Thiên chúa giáo và Cơ đốc giáo, thiên đường mà họ miêu tả trong Kinh điển cũng là một khung cảnh âm thanh tuyệt mỹ. Không có hủy báng, không có đả kích rất đáng để chúng ta suy ngẫm, để chúng ta phản tỉnh.
Hai câu giáo huấn này, chúng là phải thường xuyên ghi nhớ, nhất định không được phạm phải, nếu như phạm phải lỗi lầm này thì bạn niệm Phật nhất định không được vãng sanh. Vì sao vậy? Vì bạn là người ác. Thế giới Cực Lạc là nơi: “ Chư thượng thiện nhân tụ hội một chỗ”.
Bạn tuy rằng có niệm Phật, niệm cũng khá tốt, niệm cũng rất nhiều, một ngày niệm mười vạn tiếng Phật hiệu, hai mươi tiếng Phật hiệu nhưng tâm bạn ác, hành vi của bạn ác. Điều kiện vãng sanh về Tịnh Độ là “ Tâm tịnh tức Phật độ tịnh”, tâm địa xấu ác thì không thể vãng sanh được
(Trích từ Thái Thượng Cảm Ứng Thiên tập 77)
người giảng: HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *