Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Người học trò ngày nay thiếu tâm thành kính đối với thầy giáo cho nên học tập mãi chẳng thể khai ngộ

Tổ thứ XXXII: Hoằng Nhẫn 第 三 十 二 祖 弘 忍 大 師 者 Tổ thứ V Thiền Tông Trung Hoa
Trong dạy học thời xưa, sự quan sát của thầy đối với học sinh, đây là một điều kiện quan trọng nhất. Người Thầy quan sát thấy học sinh này rất coi trọng môn học, học tập chăm chỉ, tôn trọng thầy và mọi sự giáo huấn trong sách vở, học sinh này chắc chắn sẽ thành công. Lúc đó người thầy thế nào? Người thầy sẽ dày công dạy bảo họ.
Ngược lại, nếu học sinh học tập tuỳ tiện, không tôn trọng thầy, thì thầy dù có chú tâm dạy đến mấy, họ cũng không thể tiếp thu được, cái lí là nằm ở đây. Hay nói cách khác, người thầy sẽ xem họ như là học sinh dự thính, không để ý dạy họ, nhưng người thầy vẫn miệt mài dạy những học sinh khác, lúc đó quý vị phải tự thân vận động mà học tập, cái đạo lí này quý vị phải biết.
Do đó, sự cung kính chân thành là tánh đức của chúng ta được biểu hiện ra bên ngoài, chứ hoàn toàn không phải do người thầy yêu cầu, nhưng người thầy vẫn có thể nhận ra, họ rốt cuộc tiếp thu được bao nhiêu. Vì thế Ấn Quang đại sư giảng dạy rằng, một phần thành kính đạt được một phần lợi ích, mười phần thành kính thì sẽ có mười phần lợi ích, trăm phần thành kính thì ắt sẽ có trăm phần lợi ích.
Do đó, như ở phần trên tôi thường đề cập, ngài Huệ Năng trong phòng phương trượng của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn, suốt đời Ngài chỉ nghe lần kinh đó, lần đó lâu nhất cũng chỉ hai tiếng đồng hồ, vào nửa đêm. Kinh Kim Cang chưa giảng xong, đại khái là mới chỉ giảng được một phần ba, giảng đến câu: “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, Ngài liền minh tâm kiến tánh. Không biết chữ, chưa từng đi học, chưa bao giờ nghe qua kinh Phật, thế tại sao Ngài có thể minh tâm kiến tánh nhanh như vậy? Tôi nói Ngài có vạn phần thành kính, Ngài vừa nghe xong thì Ngài có được vạn phần lợi ích, chính là đạo lí này.
Dưới Ngũ tổ Hoằng Nhẫn còn có một người học trò Thần Tú rất nổi tiếng, đi theo Ngũ Tổ khoảng gần 20 năm, đây quả là hiếm thấy, Ông là trợ giảng cho Ngũ Tổ. Do vậy, mọi người đều cho rằng truyền pháp chắc chắn sẽ truyền cho Thần Tú, làm sao thể truyền cho ngài Huệ Năng? Chúng ta có thể nói rằng, Thần Tú chỉ có trăm phần thành kính, nên được hưởng trăm phần lợi ích, ngài Huệ Năng có vạn phần thành kính, nên ngài được hưởng vạn phần lợi ích, đi theo mười mấy năm hay hai mươi năm, chân tâm chưa hiển lộ ra, do đó nghe không hiểu. Tổ Sư ngày nào cũng giảng, ông chưa hiểu hết, ông chỉ nghe loáng thoáng, không hiểu một cách thấu triệt. Ngài Huệ Năng nghe nhiều nhất cũng chỉ hai tiếng đồng hồ, một buổi giảng, đề xuất năm câu báo cáo đầy tâm đắc: “đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh”, không ngờ tự tánh là thanh tịnh, xưa nay chưa bị ô nhiễm, thành Phật không bị ô nhiễm, cho dù ở dưới địa ngục cũng không bị nhiễm, đây là sự thật. “Tự tánh vốn không sanh diệt, vốn tự đầy đủ, vốn không động dao, năng sanh vạn pháp”, nói xong mấy câu, Ngũ Tổ nói: Được rồi! Liền đem Y bát truyền cho ngài, ngài chân nhập cảnh giới. Mấy câu này Thần Tú không nói ra được, hoàn toàn nằm ở hai chữ thành kính.
Ngày nay đối với giáo dục truyền thống, đối với Phật pháp đại thừa, khiếm khuyết phổ biến nhất hiện nay là thiếu tâm thành kính. Ai có tâm thành kính thì người đó sẽ đạt được, sẽ khiết nhập; không có tâm thành kính, đến việc nghe, thường thức, thường thức Phật học, đến học một chút tri thức, không phải là trí huệ, không thể khai thông trí tuệ. Tâm thành kính có thể đắc định, có thể khai trí tuệ, có thể đại triệt đại ngộ.
– Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 496.
Chủ giảng: Lão pháp sư Thượng Tịnh Hạ Không.
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *