Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Dùng chân tâm, chứ không dùng A lại da

Điều đặc biệt nhất của đức Như Lai
Khi tôi mới học Phật, vừa nhập Phật môn. Chương Gia đại sư không nói với tôi “chỉ quán”, không nói “thiền na”. Ngài chỉ nói là buông bỏ và nhìn thấu suốt. Đại sư vừa nói là tôi hiểu, có thể lãnh hội được. Buông bỏ giúp chúng ta nhìn thấu suốt. Buông bỏ tham sân si mạn, buông bỏ tập khí phiền não, khi đọc kinh nghe giảng rất dễ nắm bắt vấn đề. Nên dễ lãnh hội, dễ ngộ nhập. Lãnh hội cạn thì ngộ nhập sâu. Nếu không thể buông bỏ. Con người thời nay điều đầu tiên cần phải buông bỏ chính là tâm nông nổi, ngã mạn vô lễ. Nếu không buông được hai điều này thì cho dù ngày ngày đến nghe giảng dạy, có thể nói rằng họ càng nghe càng mê hoặc, nghe không hiểu.
Giáo huấn của thánh hiền phải học từ sự cung kính, vì sao vậy? Sở tu, sở học, sở dạy của chư vị thánh hiền đều là tánh đức. Tánh đức là chân tâm, pháp tánh. Đối với chân tâm, pháp tánh không tôn trọng thì làm sao có thể lãnh hội được? Phải tôn trọng thánh hiền, tôn trọng giáo huấn của thánh hiền, trên thực tế là tôn trọng pháp tánh. Là tôn trọng chân tâm của chính mình chứ không phải gì khác. Chân tâm hiển lộ chính là chân thành cung kính. Ấn Quang đại sư nói thành kính, đó là chân tâm của quý vị. Chân tâm với chân tâm tương ưng. Vọng tâm với chân tâm không tương ưng, nên quý vị nghe không hiểu.
Kinh điển văn tự mà các bậc thánh hiền lưu lại, toàn là tự tánh hiển lộ ra. Hay nói cách khác, nếu muốn tương ưng thì cần phải dùng chân tâm, dùng vọng tâm thì nhất định không tương ưng được. Dùng vọng tâm chính là dùng A lại da, dùng ý thức.
Dùng chân tâm, chứ không dùng A lại da.
Trong Khởi Tín Luận Mã Minh Bồ Tát nói, nghe giáo chính là nghe giảng kinh, nghe dạy học. Cần dùng thái độ như thế nào? Bồ Tát dùng ba loại thái độ không giống với chúng ta là, không chấp tướng ngôn thuyết, không chấp tướng danh tự, không chấp tướng tâm duyên. Quý vị xem đây chính là chân thành cung kính, nên họ nghe sẽ khai ngộ, nghe rồi sẽ chứng quả. Chúng ta không biết nghe, không biết nghe nhưng Phật Bồ Tát vẫn từ bi, vẫn cứ nói. Bất luận là nghe hiểu hay không, chư Phật Bồ Tát vẫn giảng như vậy. Nghe không hiểu cũng tốt, vì sao vậy? Vì đã trồng hạt giống bồ đề vào trong A lại da, trồng một thiện căn, đời đời kiếp kiếp gặp được duyên thì chúng ta sẽ nghe, sẽ đọc tụng, lâu ngày nuôi dưỡng thành thiện căn. Sau đó gặp được Phật pháp thiện căn tự nhiên hiện tiền, cung kính tự nhiên sanh khởi. Điều này có nghĩa là như vậy.
Thành kính, thiện căn đều nhờ vào sự bồi dưỡng lâu dài, không phải trời sanh. Đặc biệt là chúng ta mê lầm trong lục đạo thời gian quá lâu, tập khí ô nhiễm nặng nề. Cho dù gặp được Chư Phật Bồ Tát hay thiện tri thức giáo huấn, cũng rất khó khăn, nhất là ở trong thời đại này, tâm cung kính đã mất. Khoảng tuổi như tôi, có thể nói là trước bốn năm mươi tuổi. Con người trong xã hội đối với người đều có tôn kính, tâm tôn trọng. Viết cái tên cũng rất cung kính quy cũ, không qua loa. Quý vị thấy tuổi trẻ hiện nay, viết gì cũng chỉ qua quýt cho xong. Chữ viết láu nếu không quan sát tỷ mỷ sẽ không đọc. Điều này ngày xưa nhất định không được, ngày xưa như vậy là đại bất kính.
Thầy giáo ngày xưa chấm bài, chữ không chỉnh tề là không xem, điễm số cũng không có. Chữ viết không đẹp không sao, chỉ cần viết ngay thẳng chỉnh tề, yêu cầu của thời xưa là cẩn thận nắn nót. Từng nét từng chữ cẩn thận ngay ngắn, ngay hàng thẳng lối, chứ đâu giống bây giờ! Thái độ của lớp trẻ như thời nay, cổ nhân sẽ không dạy. Những huấn luyện cơ bản này, ngày xưa đều là trách nhiệm của gia đình, gọi là gia giáo. Trong thời đại này gia giáo không còn, nên quý vị không thể trách cứ lớp trẻ. Nền văn minh văn hoá của toàn xã hội đã suy sụp, xã hội đại loạn. Nhân tâm không có chỗ quay về, không có nơi nương tựa thích hợp, không có cảm giác an toàn, người như vậy sống ở thế gian đau khổ biết bao, trên thực tế đôi khi không bằng cả súc sanh.
Thời đại này chúng ta đã gặp, rất may mắn, chúng ta đã gặp được giáo huấn của thánh hiền, chúng ta gặp được kinh điển đại thừa, đây là điều vô cùng may mắn. Vì sao vậy? Vì có thể y theo những giáo huấn điển tịch này để ra khỏi cảnh khó khăn hiện tại. Gặp được tịnh tông là điều hiếm có, khiến chúng ta có cơ hội ngay trong đời này, có thể vãng sanh thế giới Cực Lạc. Thế giới Cực Lạc là nơi có không biết bao nhiêu người trong biến pháp giới hư không giới muốn đến, mà không gặp được nhân duyên này. Trong một đời viên thành Phật đạo, đến đâu để tìm cơ hội này? Thật không tìm được.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 365)
Được gắn thẻ , , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *