Đạo Phật

Ngày nào còn phân biệt, so sánh thì ngày đó mình còn khổ

Không nên tuỳ tiện xuất gia!
Tu Tứ Niệm Xứ nếu người hữu duyên Đức Phật Ngài nói rất gọn :
– Các con có mặt ở đời là do thiếu kiểm soát 6 căn biết 6 trần, Niệm Xứ là luôn luôn biết rõ hoạt động của 6 căn để kiểm soát. Khi ta thất niệm 6 căn biết 6 trần sẽ rơi vào trường hợp sau đây :
– Gặp cái thích thì sẽ gieo khổ cho kiếp khác.
– Gặp cái không thích thì ta đang khổ trong hiện tại.
– Tham mà có mặt là gieo nhân khổ cho đời sau.
– Sân mà có mặt thì tự chuốc khổ đời này.
Ngày nào còn phân biệt, so sánh thì ngày đó mình còn khổ.
Có một ông hành giả đến hỏi thiền sư :
– Con lớn tuổi, nhớ dở, hiểu chậm. Xin sư phụ chỉ điểm Phật pháp cho con, có cách nào mà thu gọn Phật pháp trong một câu nói.
Vị thiền sư nghe vậy lấy một cây que vạch một đường dưới đất rồi hỏi người học trò :
– Đường vạch này là dài hay ngắn ?
Người học trò trả lời :
– Thưa thầy con hiểu rồi.
Mình phải so sánh thì mình mới biết dài hay ngắn, nội dung Phật pháp chỉ nằm trong câu chuyện đó thôi. Cho nên Phật Pháp là gì ? Là dạy cho mình không còn phân biệt và so sánh giữa đây và đó, thích và ghét, đẹp và xấu, được và mất. Toàn bộ Phật pháp chỉ nằm trong một câu trả lời thôi, còn có so sánh, còn có tham giận thương ghét thì còn có khổ và vui, mà hễ còn có khổ, vui thì còn phiền, vì khổ luôn luôn lâu và lì hơn vui, vui luôn luôn ngắn mà ít. Ngày nào mình còn phân biệt thì còn sanh tử, ngày nào mình hết phân biệt những cái đó mình sẽ thành Phật. Người có ba-la-mật đầy đủ là người nhìn thấy vấn đề một cách rốt ráo. Còn ba la mật yếu thì chỉ dừng lại ở trí Tư.
Có 3 loại Trí : Trí văn, trí tư và trí tu.
– Trí văn : Là từ những cái biết có được từ nghe, đọc, học (tức là nghe và thấy).
– Trí tư : Là khả năng suy nghĩ, nhận thức, nghiền ngẫm, tiêu hoá, thấm thía thẫm thấu.
– Trí tu : Là sự thật chứng.
Tu thiền Chỉ là để có thần thông, thấy rõ cõi trời, địa ngục, kiếp trước, kiếp sau. Còn tu thiền Quán, trong từng phút sống hoàn toàn tỉnh thức trong Chánh Niệm. Người cầu đạo giải thoát tu tập tứ niệm xứ, khi 6 căn biết 6 trần như ý vẫn là chánh niệm. Khi 6 căn biết 6 trần bất toại vị đó vẫn chánh niệm. Ngày xưa mình thở toàn là tham sân si, nhưng kể từ khi có chánh niệm biết Bát Chánh Đạo rồi mình thở bằng chánh niệm và trí tuệ. Mình thở ra tâm gì mình biết bằng tâm đó. Từ xưa tới giờ mình không biết đạo chỉ thở toàn nghiệp sanh tử, còn bây giờ mỗi lần thở là cưa mòn bánh xe sanh tử.
Tuỳ vào hành trang của mỗi người mà chúng ta tạo nghiệp gì nhiều, tùy vào khuynh hướng tâm lý cộng với nghiệp thiện ác của đời trước mà nó khiến cho mình tạo nghiệp nào nhiều nhất. Nếu mình nặng về trí tuệ mình sẽ tạo thiện nghiệp về trí tuệ, mình nặng về đức tin mình sẽ tạo thiện nghiệp về đức tin, còn về bất thiện, sân rất nhiều cho nên khi tạo nghiệp thì liên hệ đến sân nhiều, và khi tham, si, tà kiến nhiều thì cũng sẽ liên hệ đến những thứ đó.
Sư Toại Khanh
(Chép lại bài giảng của Sư)
Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *