Vào một ngày nọ, có một nhà sư nhỏ chạy đến xin được thỉnh giáo vị thiền sư: “Thưa sư phụ, giá trị lớn nhất của cuộc sống là gì ạ?”
Sư phụ đáp: “Con hãy ra phía sau vườn và vác một tảng đá to đem ra chợ bán, nếu có người hỏi giá, con không cần đáp lại, mà chỉ cần đưa ra hai ngón tay; nếu như người ta không đồng ý , con sẽ không bán, hãy giữ nó lại, rồi sư phụ sẽ nói với con, giá trị lớn nhất của cuộc sống này là gì.”
Sáng sớm ngày mai, chú tiểu nhỏ đã ôm một tảng đá lớn ra chợ để bán.
Trong chợ có rất nhiều người ghé lại và bày tỏ sự tò mò, một bà nội trợ ghé lại và hỏi: “Tảng đá này giá bao nhiêu tiền?”
Vị nhà sư nhỏ đưa ra hai ngón tay, bà nội trợ nói: “ hai tệ?” Nhà sư lắc đầu, bà lại nói tiếp: “Vậy là 20 tệ à? Được rồi! Tôi chỉ dùng nó để ép dưa chua.”
Tiểu hòa thượng nói: “Ôi chúa ơi, Đã có người trả 20 tệ cho một tảng đá vô giá trị! Trên núi mình ở vẫn có mà!”
Ngay sau đó, vị tiểu hòa thượng đã quyết định không bán, hớn hở quay về gặp sư phụ: “Thưa sư phụ, hôm nay có một bà nội trợ bằng lòng trả 20 tệ, để mua tảng đá của con. Sư phụ, bây giờ xin người hãy nói cho con biết, giá trị lớn nhất của cuộc sống này là gì ạ?”
Vị thiền sư nói: “Này, đừng vội vàng, vào sáng sớm ngày mai con hãy mang viên đá này đến bảo tàng, nếu có người hỏi giá, con hãy cứ đưa ra hai ngón tay; nếu như người ta không đồng ý, thì con không bán, sau đó quay trở về, chúng ta sẽ cùng nhau bàn bạc.”
Sáng sớm ngày hôm sau, tại viện bảo tàng, một nhóm người tò mò, thì thầm bảo: “Một tảng đá bình thường, nó phải có giá trị gì mới được trưng bày tại viện bảo tàng nhỉ?
“Việc tảng đá này được đặt trong viện bảo tàng, nhất định phải có một giá trị nào đó, chỉ là chúng ta vẫn chưa biết điều này.”
Ngay lúc này, có một người từ trong đám đông bước ra, hắn quát lớn bảo: “Tiểu hòa thượng, người bán tảng đá này với giá bao nhiêu tiền?”
Vị tiểu hòa thượng không đáp lại, chỉ đưa ra hai ngón tay, người này lại đoán: “200 tệ à? Tiểu hòa thượng lắc đầu, người này tiếp tục nói: “2000 tệ thì 2000 tệ, tôi sẽ dùng nó để tạo một bức tượng.”
Tiểu hòa thượng nghe đến đây, liền lùi lại một bước, vô cùng kinh ngạc!
Nhà sư nhỏ đã làm theo lời của sư phụ, sau đó khiêng tảng đá quay về núi và đến gặp sư phụ: “Sư phụ, hôm nay đã có người bỏ ra 2000 tệ để mau tảng đá này ạ. Vậy xin người hãy nói cho con biết giá trị lớn nhất cuộc sống này là gì?”
Sư phụ cười và nói: “ Ngày mai con hãy mang tảng đá này đến cửa hàng đồ cổ để bán, khi có ai đó hỏi giá mặc cả, con hãy quay về đây. Lần này sự phụ nhất định sẽ nói cho con biết, giá trị lớn nhất cuộc sống này là gì?”
Sáng sớm ngày thứ ba, nhà sư nhỏ lại mang tảng đá đến cửa hàng đồ cổ, vẫn có người đứng xem, một số người nói: : “Đây là tảng đá gì vậy? Nó được tìm thấy ở đâu? Thuộc triều đại nào? Nó dùng để làm gì?”
Cuối cùng có một vị khách đến hỏi giá: “Tiểu hòa thượng ơi, tảng đá này của người đáng giá bao nhiêu tiền?”
Tiểu hòa thượng không đáp lại, chỉ đưa ra hai ngón tay.
“20000 tệ ư?” Tiểu hòa thượng mở to mắt, há to miệng, kinh ngạc thốt lên một tiếng to: “Ah?!”
Vị khách này cho rằng anh ta đã đưa ra con số quá thấp, nổi giận với tiểu hòa thượng. Ngay lập tức vị nhà sư nhỏ đã đáp lại: “Không! Không! Không! Vị khách đáp: “Tôi sai rồi, tôi sẽ đưa cho ngài 200.000 tệ, là 200.000 tệ!”
Tiểu hòa thượng nghe đến đây, lập tức mang tảng đá về núi gặp sư phụ, vừa thở phào vừa nói: “Sư phụ, sư phụ, chúng ta sắp giàu rồi, hôm nay có một vị thí chủ muốn mua tảng đá với giá 200.000 tệ! Vậy bây giờ người hãy nói cho con biết, giá trị lớn nhất của cuộc sống này là gì ạ?”
Vị thiền sư sờ đầu chú tiểu, yêu thương đáp:
Đứa trẻ này, giá trị lớn nhất của cuộc sống nó cũng giống tảng đá này, nếu con đặt mình vào chợ, con chỉ đáng giá 20 tệ, nếu như con đặt chính mình khi ở trong viện bảo tàng, con sẽ có giá là 2000 tệ, và nếu như con ở tiệm đồ cổ, con đáng giá 200.000 tệ! Hoàn cảnh khác nhau, điều kiện khác nhau, thì giá trị sống sẽ khác nhau!”
Đừng sợ hãi khi người khác coi thường mình, chỉ sợ hãi khi chính con đang tự coi thường bản thân.
Không có ai nói con vô dụng?
Trừ khi chính con đang tự hạ thấp mình như một tảng đá, bởi lẽ không một ai có thể tự quyền đánh giá cuộc đời của người khác cả.
Khi lựa chọn con đường nào, cuộc sống của con sẽ đi theo con đường đó.
Một người không biết bơi, việc thay đổi hồ bơi liên tục không phải là vấn đề; một người không làm được việc, nếu chọn giải quyết vấn đề bằng cách thay đổi công việc cũng chưa phải là cách.
Một người không biết cách xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp trong tình yêu, việc thay đổi đối tượng khác giới cũng không phải là cách, một người muốn làm chủ nếu không học hỏi sẽ chẳng thể thành công được.
Bản thân mình chính là gốc rễ của mọi thứ, để thay đổi mọi thứ, hãy thay đổi bản thân trước! Học tập là gốc rễ của việc thay đổi bản thân.
Thật ra,những gì con yêu đều xuất phát từ chính con, sở thích cũng từ tâm mình mà ra. Yêu, sợ, cả hai do bản thân tạo ra. Khi con thay đổi rồi thì tất cả mọi thứ cũng dần thay đổi theo.
Thế giới của con là do con tạo ra; tất cả mọi thứ đều do bản thân tạo ra; con là ánh mặt trời, thế giới này luôn tràn ngập ánh nắng, khi con yêu thương, con sẽ đắm chìm trong nó, hạnh phúc và mỉm cười.
Tương tự như vậy, nếu con oán trách, xoi mói, chỉ trích, bực bội hằng ngày, sẽ cảm thấy cuộc sống như trong địa ngục vậy; hay khi con nghĩ về thiên đường, hoặc nghĩ về địa ngục cũng thế.
Quảng Như (dịch) l Một tách trà thiền.