Nhất là phụ nữ, rồi thì ai cũng mong mình an yên, hạnh phúc trên đời. Đấu tranh, giành giật mãi, phù phiếm mãi… cuối cùng cũng đến lúc nhận ra: Bình an mới là điều cuối cùng, quan trọng nhất.
Dù giàu hay nghèo, mọi người đều có sự quan tâm thật sự, đó là làm sao có được sự an lạc và đời sống hạnh phúc.
Vậy, làm thế nào để có cuộc sống bình an?
Chúng ta có cuộc sống không bình an là do chúng ta nhận thức về cuộc sống không đúng, khiến cái nhìn của chúng ta về cuộc sống cũng trở nên không đúng và méo mó. Từ đó, chúng ta có lối sống không đúng, và gây những bất mãn triền miên.
Từ sự quan sát cuộc đời của mình qua những kinh nghiệm sống (từng hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực, trong cung điện và sáu năm tu khổ hạnh mà không thấy kết quả gì), đức Phật rút ra một kết luận, để khuyên người đang đi tìm Đạo: đắm mình trong dục lạc dẫn đến nguy hại, là một điểm nên tránh; tự hành hạ mình bằng các hình thức tu khổ hạnh nghiêm khắc, dẫn đến đau khổ, và nguy hại là một điểm không bao giờ nên làm.
Những người đắm mình trong dục lạc là những người quan niệm rằng “chết là hết”, “chỉ có một kiếp sống này thôi, nên phải hưởng thụ cho hết cuộc đời”. Những người này vội vã làm giàu, vội vã ganh đua, vội vã hưởng thụ. Và lối sống vật chất quay cuồng không bao giờ đem đến cho họ sự bình yên, hạnh phúc.
Để có được bình an trong chúng ta cần hiểu rõ: “Đừng nhớ chuyện quá khứ, đừng nghĩ chuyện tương lai, hãy sống vui với hiện tại!”. Sống có nghĩa là sống với hiện tại, sống vào hiện tại. Hay nói cách khác, chỉ có hiện tại là sống. Sống ngay với hiện tại là tinh thần thiết thực. Than thở tiếc nuối quá khứ, hay mơ ước tương lai chẳng những để mình rơi vào chỗ phi thực, còn để mình vướng mắc vào rối loạn tâm lý, khổ đau và đánh mất hiện tại.
Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không được nhớ về quá khứ và cũng không được bày tỏ những ước vọng trong tương lai, mà là chúng ta nhớ về quá khứ và hướng tới tương lại một cách tích cực nhưng không bị lôi cuốn, chìm đắm trong quá khứ và tương lai.
Chúng ta nên nhớ về quá khứ để học hỏi những bài học, đúc rút cho mình những kinh nghiệm sống thông qua những sự kiện trong quá khứ. Chúng ta cũng có thể nhớ về quá khứ để tôn vinh tình thương với những người thân đã mất. Nhưng chúng ta không để mình bị lôi cuốn, trói buộc vào những sự kiện trong quá khứ mà thấy buồn về hiện tại.
Bình an là điều ai cũng mong mỏi
Dưới đây là những điều nên nhớ để trọn đời bình an
Thứ nhất: Học cách nhận sai
Con người thường không chịu nhận sai, luôn đổ lỗi cho người khác, nghĩ rằng bản thân là đúng, kì thực không nhận sai đã là một lỗi sai.
Đối tượng nhận sai có thể là bố mẹ, bạn bè, các mối quan hệ xã hội, thượng đế, thậm chí là nhận sai với cả con cái hay người không tốt với bạn, khi ấy bản thân chúng ta chẳng mất gì, ngược lại còn thể hiện lòng độ lượng của bạn.
Thứ 2: Học cách dịu dàng
Răng người thì cứng, còn lưỡi lại mềm, khi đã đến cuối cuộc đời, răng rồi sẽ rụng hết, còn lưỡi lại không thể rụng, đời người rất dài nếu chỉ cứng sẽ chỉ chịu thiệt. Tu dưỡng lớn nhất của đời người chính là trái tim dịu dàng.
Thứ 3: Học cách nhẫn
Trong cuộc sống này biết nhịn một chút, gió yên biển lặng, nhường một bước trời cao biển rộng; nhẫn, rồi mọi sự sẽ được giải quyết ổn thỏa. Nhẫn chính là biết cách xử lí, biết giải quyết, dùng tri thức, năng lực để biến chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Để sống, để tồn tại, có chữ nhẫn, có thể thấu hiểu hết mọi tốt xấu của cuộc đời, thậm chí tiếp nhận nó.
Thứ 4: Lắng nghe và thấu hiểu
Khi thấu hiểu những kiến thức cần thu thập, thấu hiểu người khác, hiểu hoàn cảnh và hiểu môi trường ta đang sống nhiều hơn, ta sẽ bình an hơn trong cuộc sống, vì sự thấu hiểu nhiều hơn sẽ giúp ta sống hòa nhập tốt hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.
Đặc biệt hiểu người khác là bắc được chiếc cầu nối cảm thông và yêu thương, mở rộng tâm từ bi của đạo Phật đến nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội. Nếu ta cứ khư khư mong người khác hiểu mình và mình không chịu hiểu người khác thì mọi việc trở nên nặng nề, áp lực và bất an.
Khi hiểu người khác càng nhiều, sân giận càng ít, bình an càng có mặt thường xuyên hơn trong tâm thức. Hãy hướng đến sự bình an thật sự hơn là so kè từng chút một để tranh nhau đúng – sai, hay – dở, hơn – thua, được – mất. Đức Phật dạy rằng, một trong những phẩm chất của một vị sứ giả của đức Phật ở đời, thay Phật hoằng hóa chúng sanh, là biết lắng nghe và biết làm người khác lắng nghe.
Đây là điều bất cứ ai cũng mong mỏi
Thứ 5: Học cách buông tay
Đời người cũng giống như cục tẩy, khi cần thì dùng đến, khi không cần hãy đặt nó xuống, lúc cần buông hãy buông, đừng giống như kéo một chiếc vali thật nặng, mãi không tự do cuộc đời con người là hữu hạn, nhận sai, tôn trọng, bao dung, buông tay, như vậy mới có được tự do!
Hành động từ chính bản thân mình, mỗi tối trước khi đi ngủ hãy tự hỏi bản thân: “Hôm nay mình có tức giận hay không?”
Thứ 6: Học cách tha thứ
Tha thứ là thuốc chữa lành vết thương sân hận trong lòng mình. Ôm giữ cơn giận chẳng khác này nắm lấy hòn than nóng ném vào người khác, dù có ném đúng vào họ hay không, tay ta bị bỏng trước tiên. Khi nào chưa thể tha thứ được cho ai đó, ta tự giam cầm mình trong ngục tù của đau khổ và bất an chứ không phải ta đang giam cầm đối tượng làm tổn thương đến mình. Do vậy, hãy tha thứ càng sớm càng tốt cho bản thân mình vậy.
Thứ 7: Học cách giao tiếp
Giao tiếp mà kém, sẽ dẫn đến những chuyện không hay, cãi vã và hiểu lầm.
Thứ quan trọng nhất chính là giao tiếp, cùng nhau tìm hiểu, cùng nhau tha thứ, cùng nhau giúp đỡ, mọi người đều là bạn bè tốt, nếu chỉ biết cãi nhau, không giao tiếp thì làm sao có hòa bình đây?