Mỗi người sinh ra đều có một định lượng tội phước nhất định do duyên nghiệp ta đã gieo từ trước.
Người đang thất nghiệp, nghĩa là đang bị thiếu phước. Chúng ta chỉ có thể điều chỉnh đồ thị số phận mình bằng nhân quả mà thôi. Nghĩa là, muốn thoát khỏi tình trạng bế tắc đó, chúng ta phải:

Trước kia mình không biết giúp đỡ ai, tránh né những việc công ích như đắp đường, phụ làm cầu, dọn vệ sinh xóm làng – khu phố,… thì bây giờ phải biết siêng năng mọi việc, dù không được trả lương, vẫn phải làm rất nhiệt tình làm mà không cần đợi ai nhắc nhở, xem mọi việc của bà con lối xóm, xã phường,… như của chính gia đình mình. Vậy là một hạt giống thiện đã được gieo, và bánh xe nhân quả sẽ chuyển động.
Rồi vào chùa công quả, phụ giúp trong các ngày Lễ (như ở trên chùa Phật Quang, mỗi dịp như thế là ta có cơ hội phụng sự hàng chục ngàn người, hay phục vụ trong Đại Lễ Vesak).
Chúng ta đừng sợ bị hạ thấp cái gọi là “địa vị xã hội”, đừng nghĩ rằng việc đó gây tổn thương đến lòng tự trọng của mình vì “mình vừa được tốt nghiệp ở những trường nổi tiếng” ra… Có như vậy, sau này mình mới có cơ hội tìm được việc làm.

Ví dụ có lần mình đi trên con đường vắng, bất chợt nhìn thấy một người bị đau đớn nằm lăn lộn trên đường. Do động lòng trắc ẩn, mình dừng lại hỏi han, và biết họ đang đau bụng. Sợ họ bị đau ruột thừa nên mình vội đỡ lên xe đưa ngay tới bệnh viện. Nhờ được cấp cứu kịp thời nên họ thoát chết. Chỉ có thế thôi mà sau này nhiều quả báo lành sẽ trở lại với mình dù chỉ một lần giúp người trong cơn nguy khốn.




Nếu mỗi bạn trẻ chúng ta luôn có ý thức vươn tới sự tốt đẹp, biết quý trọng thành quả lao động của người khác như quý trọng thành quả của mình, hạn chế sự hưởng thụ, biết tu tập thì trong trái tim sẽ nảy nở niềm vui chân chính, chăm chỉ cần mẫn, say mê sáng tạo, tìm thấy giá trị và ý nghĩa cuộc sống cho mình, cho xã hội.
Đó cũng yếu tố nhân quả, phước đức giúp ta thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn của thất nghiệp và đói nghèo.
Thượng Toạ Thích Chân Quang
St