Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Vì sao thương nhau mà phải biệt ly? Vì sao ghét nhau mà cứ phải gặp nhau?

Tập ít nói trở lại
Vì sao thương nhau mà phải biệt ly? Vì sao ghét nhau mà cứ phải gặp nhau? Cuộc đời này đều do số mạng, hoàn toàn không phải do người. Con người thật sự thấu triệt đạo lý này, hiểu thấu suốt thì tâm sẽ định. Tâm định thì sẽ lìa khổ được vui. Người với người có duyên, người với hoàn cảnh có duyên, người với tất cả vạn vật đều có nhân duyên. Số mạng có thì nhất định có, muốn bỏ cũng không bỏ được. Mạng không có, thì dù có dùng phương pháp nào cũng không đạt được.Những thứ dùng thủ đoạn phi pháp đạt được, vẫn được xem là số mạng có, như vậy không phải là oan uổng sao? Nếu số mạng không có, dùng thủ đoạn phi pháp đạt được thì tai hoạ cũng theo đến.
Thủ đoạn phi pháp đạt được mà không có tai hoạ, ta vẫn có thể hưởng thụ. Điều này nói lên số mạng ta có. Số mạng ta có phước báo, phước báo lớn. Dùng phương pháp không thích đáng này đạt được, sẽ khiến cho phước báo của ta bị giảm đi. Ví dụ như số mạng ta có của cải là một trăm ức, ta dùng thủ đoạn phi pháp đạt được. Khởi tâm động niệm đều là tổn người lợi mình, trên thực tế có thể đạt được bao nhiêu? 50 ức. Chúng ta cảm thấy rất vừa lòng, mình giỏi quá. Mà không biết rằng, số mạng của mình vốn là 100 ức, mất hết một nửa rồi, như vậy là sai.
Nếu làm người chánh trực, không cẩu thả. Mỗi ý nghĩ đều muốn giúp người khác, muốn quan tâm người khác. Số mạng của họ vốn được 100 ức, nhưng có thể sẽ tang lên 150 ức. Vì sao? Vì tâm và hành vi của họ tốt. Đây là đạo lý chân thật. Người xưa thường nói, thiệt thòi là phước, chiếm được lợi ích là tai hoạ. Nên lợi ích không được chiếm. Người bị thiệt thòi là sao? Thiệt thòi là tiêu tai nạn, tiêu nghiệp chướng, tránh khỏi rất nhiều tai nạn. Như vậy sao không phải là phước. Người xưa nói câu này rất có đạo lý “xả tài tiêu tai”. Tổn thất tài sản, sẽ tiêu trừ tai nạn, tiêu trừ nghiệp chướng. Trong đạo Phật nói nghiệp chướng đã tiêu trừ, là việc tốt không phải việc xấu.
Nếu thấu triệt đươc những điều trong Kinh Phật nói: “Mỗi người đều là người tốt, mọi việc đều là việc lành”. Nếu có thể nhìn ra được điều này, thì cảnh giới của chúng ta được nâng lên mức độ cao, là cảnh giới của Phật Bồ Tát, không phải cảnh giới của phàm phu. Cảnh giới phàm phu thì một chút lợi hại cũng so đo tính toán, như vậy là sai. Buông bỏ, chúng ta sẽ giác ngộ. Buông bỏ thì ta sẽ có được biến Pháp giới hư không giới.
TRÍCH LỤC : TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – TẬP 331
Chủ Giảng : HT. Thượng Tịnh Hạ Không.
Được gắn thẻ , , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *