Người hoằng pháp thì sao? Hoằng pháp mấy mươi năm sau, trước đây tôi thường nói, chúng tôi học Phật pháp, trước 40 tuổi nhất định phải học thật tốt, 40 đến 60 phải hoằng pháp, phải làm giáo viên. Sau 60 tuổi, có thể làm trụ trì làm hộ pháp của chùa. Chúng ta phải biết, trụ trì là hộ pháp. Chấp sự, thầy tri sự, thầy duy na, thủ tọa hòa thượng đều là hộ pháp, giống như hiệu trưởng ở trường vậy. Trưởng giáo vụ, trưởng tổng vụ, trưởng huấn đạo, họ là hộ pháp. Địa vị của họ cao hơn người hoằng pháp, nhất định là sau khi người hoằng pháp nghỉ hưu trở thành hộ pháp. Họ mới tinh thông, họ mới hiểu được người hoằng pháp cần những gì, mới có thể làm tốt. Nếu như ta không biết gì cả, hoàn toàn không biết họ cần gì, vì thế hạn chế đủ thứ, khiến họ rất khổ! Người hoằng pháp bây giờ rất khổ, chịu rất nhiều uất ức, vì sao vậy? Vì người hộ pháp không hiểu, không chịu uất ức bản thân không thể thành tựu, đi theo con đường của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không dễ đi, quá khó! Thầy chỉ là người chỉ đường, còn phải tự mình đi.
Tôi học Phật, có ba người thầy chỉ đường, chỉ rất sáng suốt, không có gì để nói. Con đường mình đi cũng phải có người hộ trì, nếu tôi không gặp quản trưởng Hàn, hôm nay tôi không phải là người giảng kinh. Lúc đó chỉ có hai con đường để đi, một là hoàn tục, con đường còn lại chính là nghe theo kiến nghi của trụ trì và tri sự nơi chùa tôi ở, là học nghi lễ Phật giáo. Chuyên tổ chức kinh sám, làm pháp hội. Việc này trong chùa rất hoan nghiênh, giảng kinh trong chùa không hoan nghênh. Tôi bị ép đi theo con đường này, gặp được gia đình quản trưởng Hàn, người Đông bắc, có một chút tác phong hiệp nghĩa. Thấy tình hình của tôi như thế, họ đứng ra giúp đỡ, họ làm gì? Mời tôi đến nhà họ ở. Bà giúp tôi tìm giảng đường, thuê địa điểm, mượn địa điểm, cho nên thường thay địa điểm giảng kinh. Vì thuê một giảng đường, đại khái chỉ được hai ba tháng, thường xuyên thay địa điểm, nhưng giảng kinh không hề gián đoạn.
Trước đây thầy Lý nhắc nhở tôi, giảng kinh không được gián đoạn, gián đoạn sẽ thấy không quen, về sau dễ thoái tâm. Thầy đưa ra hai ví dụ, người đánh quyền luyện võ phải luyện hằng ngày, không luyện gân cốt cứng đơ. Người ca hát ngày ngày phải luyện thanh. Cũng vậy một vị giảng sư ngày ngày phải lên bục giảng, không có nơi giảng, nửa năm không giảng là xong, hoàn toàn xa lạ. Thầy dạy tôi điều này, phải chú ý, phải giảng thường xuyên. Thầy còn nói, giới hạn thấp nhất một tuần không được lên bục giảng dưới hai lần. Tôi hầu như ngày ngày đều ngồi trên bục giảng, 30 năm không hề gián đoạn, đây là công đức của cư sĩ Hàn Anh. Cũng chịu không ít uất ức, chúng tôi mới có thành tựu như hôm nay. 30 năm đặt nền tảng, không phải là việc đơn giản, không gặp được bà làm sao tôi có được như hôm nay? Không có. Sự hộ trì của bà, bà luôn nghe tôi giảng kinh, mỗi lần tôi giảng kinh bà nhất định đến nghe. Bà nhận thức được giá trị, hiểu thật sự, biết chúng tôi cần gì. Rất khó được, chồng và con của bà đều rất phối hợp, được một gia đình như thế ủng hộ. Không có chùa, ở trong nhà của bà, ít bị bên ngoài quấy nhiễu, như người một gia đình. Tôi ở nhà bà suốt 17 năm, không đơn giản. Về sau chúng tôi mới có một thư viện nhỏ, tôi mời bà làm quản trưởng.
Tôi thường nói với người khác, cuộc đời tôi không quản ba thứ, là không quản người, không quản việc, không quản tiền. Ba việc này đều do cư sĩ Hàn Anh quản lý, tôi chuyên môn đọc sách, giảng kinh, ngoài ra không nghe không hỏi, quả thật không dễ. Vì sao vậy? Thầy Lý nói, nếu ta nói không hay, người ta sẽ nhắc lại để cười cợt. Còn như giảng hay, người ta sẽ đố kỵ, gây chướng ngại, nói lời thị phi, gặp phải tất cả những điều này. Không thể tránh khỏi, cổ kim trong ngoài đều không ngoại lệ, những chướng ngại và ma chướng này ta đều phải vượt qua. Thật sự thành tựu, có nghị lực, có quyết tâm, ở nhà mình cũng có thể thành tựu.
Trích:Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa. Tập 231
Chủ giảng Lão Pháp sư Tịnh Không. Hoan nghênh lưu thông công đức Vô Lượng