Tuần thứ hai lại mời tôi (Đại học Queensland), trường mời tôi làm giáo thọ cho trường của họ, tặng cho tôi học vị. Tôi nói những thứ này đối với người xuất gia chúng tôi là vô dụng, không cần thiết, mọi người muốn nói chuyện cùng nhau là tốt, hội tọa đàm cũng tốt, tôi sẽ đến tham gia. Nhưng ý của hiệu trưởng nhà trường không phải ở nơi này, họ nói những cách nghĩ của tôi có thể giúp đỡ Unessco tiêu trừ xung đột. Cho nên hi vọng tôi đại diện trường, đại diện Úc Châu, tham gia Hội nghị hòa bình Liên Hợp Quốc, nguyên nhân là thế. Ông nói Liên Hợp Quốc không mời hòa thượng, đối tượng họ mời là chuyên gia, học giả, là một vài vị giáo thọ, tôi không có những điều kiện này. Cho nên họ lập tức cho tôi, trường cho tôi học vị, cho tôi thư mời làm giáo thọ, tôi đại diện trường, đại diện Úc Châu. Đó là một duyên phận tốt, cũng là bổn phận của người xuất gia, giúp đỡ xã hội hòa bình an định. Cho nên tôi nhận lời, có cơ hội đi xem, hội nghị quốc tế tôi chưa từng xem qua. (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
Ở cư sĩ Lâm, tại bất kì đạo tràng nào, chư vị đồng tu cúng dường tôi các bao lì xì, tôi đều chưa từng mở ra, không xem qua, đều tặng lại đạo tràng cả. Tôi ở đạo tràng nào, liền tặng đạo tràng ấy, tôi trước nay chưa từng xem qua, tôi cũng không hóa duyên, tôi cũng không xin ai một xu tiền. Tôi cảm thấy cổ nhân triều Đường nói rất hay, giảng rất tốt “nhiều một việc chi bằng bớt một việc”, Bàng cư sĩ nói: “ Bớt một việc chi bằng chẳng có việc gì”; tôi không lấy thì vô sự, vô sự so với hảo sự tốt hơn. Tôi hiểu giáo huấn của cổ thánh tiên hiền, tôi học tập nghiêm túc, tôi cần thọ dụng. Tôi cũng dạy mọi người, cũng khuyến cáo mọi người, đặc biệt là các bạn đồng tu xuất gia, cần nắm vững thành tựu trên đạo nghiệp cả đời, tốt nhất học đại sư Ấn Quang, chắc chắn sẽ thành tựu. Điều đầu tiên của đại sư Ấn Quang là không thu nhận đệ tử xuất gia, bạn nghĩ thu nhận đệ tử xuất gia không tốt thì phiền phức lớn. Ngài thị hiện điều này thật là có đạo lý. (dẫn từ “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh”)
Chúng tôi thật không dễ dàng gì, vất vả để xây đạo tràng, anh ta muốn thì cho anh ta, chúng tôi liền đi. Không thế thì làm sao? Không thế thì kiện cáo ra tòa án, ra tòa chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ không thua, chúng tôi có lý do, chứng cứ. Đấy đều là sự thật. Nhưng người xuất gia không đến tòa án, càng không tranh danh đoạt lợi. Làm vậy là phá hoại hoàn toàn hình tượng Phật giáo. Tội này quá lớn. Xả bỏ một đạo tràng không sao cả, danh của Phật giáo không thể hư hoại, việc này quyết định không làm. Gặp phải việc như vậy là để khảo nghiệm bạn, bạn cần phải nhẫn nhịn, cần buông bỏ. Phá hoại danh dự, tôi căn bản không cần thứ danh dự ấy. Chúng tôi cả đời ở thế gian này chỉ cần ngày ngày có cơ hội giảng kinh, đó là việc của tôi, là bổn phận của tôi. Đại sư Ấn Quang nói “Đôn Luân Tận Phận”, bổn phận chúng tôi là ngày ngày niệm Phật, rất vui, ngoài bổn phận này ra tất cả đều buông hết, điều này cần nhẫn thọ. (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
Tôi cô gia quả nhân một mình, không có bất kì bối cảnh, cũng không có học lịch, cũng không có kinh lịch, tôi giảng hết 55 năm, sẽ sản sinh ra hiệu quả to lớn như vậy. Nếu như có mười vị Pháp sư Tịnh Không, hai mươi vị Pháp sư Tịnh Không, tôi tin rằng thế giới sẽ không như vầy, không thể xuất hiện sự hỗn loạn này. Cho dù không ai giảng, người giảng cũng không ai ủng hộ. Không giảng kinh thì có người ủng hộ, bạn nói xây dựng ngôi chùa lớn này, người ủng hộ rất nhiều; giảng kinh thì không ai ủng hộ cả. Công việc này rất vất vả, không ai ủng hộ, nhiều người đã thoái tâm. Tôi khi ấy học giảng kinh, các vị pháp sư trẻ tuổi giảng kinh có khoảng mười mấy hai mươi người, tất cả đều thoái tâm cả rồi, đến nay chỉ còn có một mình tôi. Là nguyên nhân gì? Không ai ủng hộ, ngày ngày sống thật vất vả, chướng nạn trùng trùng, có tán thán, có hủy báng, tất cả đều nhẫn chịu.
Quan trọng là đối với Phật pháp, đối với tôn giáo có sự nhận tri thấu triệt. Tại sao? Bởi được vậy bạn mới không bị lay động, người tán thán ta, ta không sinh tâm hoan hỷ, ta cảm thấy đó là bỏn phận của mình. Người không hiểu ta, không biết ta làm gì. Nếu hiểu ta thì đã không hủy báng ta rồi. Những việc này thật sự rất khổ, năm 33 tuổi tôi xuất gia, xuất gia liền giảng kinh dạy học, 55 năm không gián đoạn. Tôi cũng không nghĩ đến có sức ảnh hưởng lớn đến vậy, sức ảnh hưởng này dựa vào 3 thứ, đĩa CD chúng tôi không có bản quyền, hoan nghênh in sang lưu truyền; thứ hai là mạng internet, thứ ba là truyền hình vệ tinh, chúng sản sinh hiệu quả to lớn. Chúng tôi ở đây học tập kinh chú, trên mạng đồng thời khiến cả thế giới cùng xem. Vệ tinh thì cần một tháng sau, bởi còn phải thêm phụ đề, cần có thời gian chế tác, sau khi thêm phụ đề thì càng rõ, càng tiện lợi. Ba thứ này sản sinh ra sức ảnh hưởng to lớn, quốc gia dẫn đầu thật là tốt biết mấy! (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
– Trích: sách Ngọc Bảo Thế Gian (Nhận Thức Lão Pháp Sư Tịnh Không 淨 空 法 師)