Trong đoạn văn này, câu quan trọng nhất chính là “tội phỉ báng pháp là nặng nhất”, chính là câu này ,chúng ta có phạm lỗi lầm này không?
Tôi nói là lỗi lầm là nói rất nhẹ, nên nói như thế nào? Chúng ta có phạm tội nặng này không, có thường phạm tội nặng này không? Có, vì sao? Nếu không phạm thì quý vị sớm khai ngộ rồi, quý vị đã sớm chứng quả rồi.
Chúng ta vừa học vừa phạm, khi phạm rồi không hay không biết. Chúng ta đối với một pháp môn thấy không thích thú thì sẽ phê bình, phê bình chính là phỉ báng pháp.
Đặc biệt là không nhận biết rõ về pháp môn ,nhất là người khác đã học pháp môn niệm Phật ,còn khuyên họ học pháp môn khác, nói còn có pháp môn khác cao siêu hơn Tịnh Độ nhiều ,tội nghiệp mà Tịnh Độ không tiêu trừ được ,phương pháp đó tiêu trừ rất nhanh.
Có phải thật không? Người phạm cũng có tâm tốt, muốn giúp người khác, kết quả như thế nào? Làm lỡ cơ hội vãng sanh Tịnh Độ của người kia rồi ,vốn dĩ đời này có thể đến thế giới Cực Lạc, nhưng qua lời khuyên của họ, đường tu hành của người kia chuyển hướng rồi ,thay đổi pháp môn.
Khiến cho người kia rời khỏi đại đạo hiếm có, khó gặp rồi, món nợ này tính sao đây? Phải đoạ địa ngục mới biết hối hận không còn kịp nữa. Bản thân đoạ lạc rồi, đối phương cũng đoạ lạc, nhiều lắm ! Rất đáng sợ.
Vì vậy học Phật phải thân cận bạn lành, thiện trí thức, phải thỉnh giáo họ. Thiện trí thức thật sự nhất định sẽ không phê bình một pháp môn nào, vì sao vậy? Phê bình một pháp môn là phê bình Thích Ca Mâu Ni Phật.
Cho nên thiện trí thức thật sự, bình đẳng cung kính, tán thán tất cả pháp môn ; Nhưng đối với một người mà nói , có khế hợp căn cơ người khác không, họ phải hướng dẫn, pháp môn đó tốt, nhưng quý vị không thể tu, vì sao vậy? Quý vị không phải căn cơ này.
Cung kính trích từ trang Hoà Thượng Tịnh Không
ADI ĐÀ PHẬT !