Tài phú chỉ cần đủ dùng là được rồi, không cần phải tích lũy. Phải hiểu được Bố Thí, đem tài phú tích lũy vào phước báu của hết thảy chúng sinh, vĩnh viễn không biến mất. Để trong ngân hàng, để ở nơi nào cũng không an toàn, một trận tai nạn thì không còn nữa rồi.
Phật trên Kinh đã nói: Tài là do 5 nhà cùng hưởng, dạy chúng ta giác ngộ tiền tài không phải là của chính mình. Năm nhà này là:
Thứ nhất là nước, lũ lụt tới sẽ đem nhấn chìm hết, trôi đi hết.
Thứ hai là lửa, nạn lửa sẽ đốt cháy
Thứ ba là quan phủ: quý vị phạm pháp, phạm tội vào thời xưa gia tài sẽ bị xung công, tịch thu hết;
Thứ 4 là trộm cướp: họ đến trộm của bạn cướp của bạn;
Thứ 5 là gặp con phá của.
Làm gì mà của chính mình chứ?
Chính mình phải học chư Phật Bồ Tát, để ở nơi nào? Để ở phước báo của hết thảy chúng sinh.
Cho nên Phật dạy chúng ta Bố thí cúng dường, phải tu phước. Phước điền có ba loại, ba loại này đều sinh phước, sinh vô lượng vô biên phước báu
Thứ 1 là cúng dường cha mẹ : đó là ân điền, cha mẹ có ân đối với chúng ta. Phải biết hiếu dưỡng.
Thứ 2 là lão sư : Tam Bảo là lão sư, phải cung kính đối với lão sư gọi là Kính điền
Thứ 3 là hết thảy khổ nạn của chúng sinh gọi là Bi điền.
Tất cả tài phú đem đi bố thí cúng dường 3 loại này, phước báo của quý vị đời đời kiếp kiếp vĩnh viễn hưởng không hết.
Đây là chỗ thù thắng nhất để cất giữ tài phú không thể để mất đi.
Cho dù là thế giới này hủy diệt rồi phước báo của các vị cũng không bị hủy diệt mất. Nếu như tiền tài các vị không tích lũy vào 3 nơi này, thế giới này hủy diệt rồi, tài phú của các vị cũng theo đó mà bị hủy diệt, không còn do các vị sở hữu nữa.
Cung Kính Trích Lục Từ Các Bài Pháp Của Hoà Thượng Tịnh Không.
XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT