Trong kinh luận Phật thường nói: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Ở trong kinh Phật thường dùng nhiều thí dụ nói cho chúng ta nghe. Trong sáu cõi, cơ hội tìm được thân người là rất khó, có rất nhiều thí dụ mọi người đều biết, thí dụ như nói “rùa mù gặp bọng cây”, Thích CA Mâu Ni Phật đã làm một thí dụ này cho chúng ta. Ngài thí dụ rằng: Có một con rùa bị mù cả hai mắt, ở dưới đáy biển nó đưa cái đầu lên trên mặt nước, ngay lúc đó có một khúc cây, ở giữa khúc cây có một cái lổ, khi nó đưa cổ lên thì vừa vặn gặp được cái lổ đó chui vào. Cái cơ hội này thật là quá khó. Biển rộng lớn như vậy làm gì có may mắn đến như thế chứ? Tất cả đều hình dung, được thân người là khó đến như vậy.
Thân người dễ mất mà khó được, nếu bạn hiểu rõ sự thật này bạn mới biết trân trọng thân người. Cho nên có người không biết thương tiếc chính thân mình mà đi tự sát, cái tội đó thật là quá nặng. Bạn thử nghĩ xem? Vạn vạn kiếp mới có được một lần, bạn không thương tiếc nó mà hủy hoại nó, việc này chính là tội lỗi.
Các vị nên biết, tự sát là tội nghiệp không phải giải thoát,nếu như tự sát có thể giải thoát thì Thích Ca Mâu Ni Phật hà tất phải xuất thế? Hà tất phải làm cái việc phiền phức đến như vậy? Có việc gì thì tự sát là xong, vấn đề của bạn chẳng phải giải quyết rồi hay sao? Không thể giải quyết,cho nên một người ở thế gian cho dù gặp phải thất bại đến tới đâu. Cũng không nên có ý niệm tự sát, phải nên phản tĩnh tìm cho cái nguyên nhân thất bại này, tiêu trừ nguyên nhân thì liền có thể tiêu trừ nghiệp chướng, đó là trí tuệ.
Được thân người khó đến như vậy.Được thân người lại được gặp Phật pháp thì càng khó hơn, khó trồng thêm khó, trong Kinh Pháp Hoa. Võ Tắc Thiên mở đầu rằng: “Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp”, có được duyên phần này không dễ dàng gì. Được thân người thật đáng quý chính là nghe Phật Pháp. Nếu như được thân người, không thể nghe được Phật pháp thì thân người này có nghĩa gì chứ? Vẫn phải tiếp tục đoạ lạc sáu cõi luân hồi.
HT. Tịnh Không.