Chúng tôi ngày nay giảng kinh Hoa Nghiêm rất dài, đến đoạn “năm mươi ba lần tham vấn” sau cùng không những yêu cầu người xuất gia, người tại gia học Phật cũng giống người xuất gia, đều phải làm hình tướng tốt nhất cho xã hội đại chúng. Nếu bạn làm không nổi, thì bạn chẳng phải là đệ tử Phật, là đệ tử mạo danh, Phật tử giả mạo, tạo vô lượng vô biên tội nghiệp, quả báo ở ba đường ác đáng sợ vô cùng, chúng ta không thể không biết việc này. Ðã học Phật rồi thì tâm địa phải thanh tịnh, bình đẳng, giác, phải diệt trừ tham-sân-si. Nếu còn tranh quyền lợi với người, còn muốn cái này tốt, cái kia chẳng tốt, đó là tâm luân hồi, tạo nghiệp luân hồi. Nghĩ đến tâm Phật thanh tịnh bao nhiêu, mảy trần chẳng nhiễm, thường suy niệm về chân tướng của vũ trụ nhân sinh, chân tướng là tam tâm chẳng thể được, chư pháp vô sở hữu, thế nên ở trong và ngoài đều có thể đạt được thanh tịnh; bên trong một niệm chẳng sanh, bên ngoài mảy trần chẳng nhiễm, như vậy là Phật, Bồ Tát. Như vậy mới có thể sống đời sống chân chánh, chúng ta thường gọi là đời sống chân, thiện, mỹ, huệ thực sự, đời sống hạnh phúc mỹ mãn thực sự, một tí cũng chẳng giả, chư Phật, Bồ Tát sống đời sống như vậy. Chúng ta sống cuộc sống như thế nào? Bên trong khởi tâm động niệm, bên ngoài luôn luôn phan duyên, chúng ta sống đời sống đầy dẫy phiền não, nghiệp chướng, đời luân hồi, nói lời chẳng dễ nghe thì chính là đời sống của ác đạo.
Chúng ta đọc đến câu này, Phật sắp vào phần thứ nhất trong nghiệp nhân của Ðịa Tạng Bồ Tát, dụng ý rất sâu! Chư vị bất luận là tại gia học Phật, hay xuất gia học Phật, nhất định phải làm một gương mẫu tốt cho xã hội, nhất định phải làm hình tướng tốt đẹp.
Trích lược ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN KINH GIẢNG KÝ – QUYỂN THƯỢNG
Chủ giảng: Hòa thượng Tịnh Không.
(Giới Thiệu Đề Kinh – Biệt Đề – Phẩm Thứ Nhất: Thần Thông Trên Cung Trời Đao Lợi – Tập 6- Tr-125)