“Phát tâm là vua trong các điều thiện, trì danh là đứng đầu trong vạn hạnh”. Hạnh chính là tu hành, vạn hạnh là tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn. Đây là pháp môn tu hành, pháp môn nào đệ nhất?
Danh hiệu Phật A Di Đà là đệ nhất, niệm câu A Di Đà Phật này, đồng nghĩa với tu tất cả tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, không sót pháp môn nào. Đây là thật, không phải giả. Làm sao biết là thật? Thường đọc kinh điển đại thừa sẽ hiểu.
Trước đây tôi nghe các vị cao tăng nói tôi đều hoài nghi, cho rằng như thế nào? Đây là lời khen, làm gì có thật? Tôi cũng không tin, đâu có pháp môn nào đơn giản như thế? Trải qua 60 năm học tập mới khẳng định, câu nói này là thật, không phải giả. Không có 60 năm học tập, tôi cũng đặt dấu chấm hỏi ở câu nói này, không dễ! Câu Phật hiệu này đáng quý biết bao, quá tuyệt vời. Ở ngay trước mắt, đáng tiếc là người ta không nhận thức được giá trị của nó.
“Thiếu nguyên nhân chính của vãng sanh này, tuy hành các điều thiện, tức rộng mà không chuyên, bác mà không tinh. Không khế nhập bổn nguyện Di Đà, đời này khó mà chứng được, cho nên chỉ được trời người lễ kính mà thôi”. Câu kinh văn này, lúc cư sĩ Hoàng Niệm Tổ ở Bắc Kinh cũng nhắc nhở tôi. Điều này không phải ông trực tiếp nói với tôi, là ông nói với học trò của mình. Sau khi ông vãng sanh, tôi đến Bắc Kinh phỏng vấn, họ nói lại với tôi. Họ nói thầy họ chính là cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, ông nói gì? Nói với họ rằng, nếu thầy Tịnh Không không vãng sanh Tịnh độ, phước báo đời sau không thể tưởng tượng được! Ông tán thán như thế. Có thật chăng? Tôi tin là thật, tôi muốn vãng sanh chăng? Tôi muốn vãng sanh, tuyệt đối không hưởng thụ phước này, hưởng phước là tạo tội nghiệt. Phước báo không thể tưởng tượng đó là gì? Là đế vương của nhân gian, đây không phải việc tốt. Quý vị xem lịch đại đế vương, có ai không tạo nghiệp? Không được làm. Nếu đế vương là tốt nhất, thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã làm đế vương, vì sao ngài không làm? Thông minh, rất có trí tuệ! Quý vị thấy, suốt đời giảng kinh dạy học, đúng là hưởng thụ cao nhất của đời người. Thầy giáo tôi nói với tôi câu này: “Học Phật là hưởng thụ cao nhất của đời người”, đời này thầy cũng là hưởng thụ cao nhất, vì sao vậy? Thầy ở Đài Loan, những năm về già, khoảng sau 50 tuổi. Khi tôi biết thầy, thầy hơn 40 tuổi, chưa đến 50 tuổi. Tấm hình treo ở phòng ghi hình này, chính là tấm hình chụp lúc tôi học với thầy, chưa đến 50 tuổi. Lúc tuổi lớn, hơn 20 năm này thầy dạy học ở trường, toàn giảng về kinh Phật. Tiết học thầy dạy ở trường là Phật Học Đại Thừa, Phật Học Ngụy Tấn, Phật Học Tùy Đường. Về sau nghĩ hưu ở trường đại học Đài Loan, trường đại học Phụ Nhân mời thầy đến dạy. Ở trường đại học này thầy dạy Triết Học Hoa Nghiêm. Đều là mục lớn, toàn giảng về Phật pháp, là hưởng thụ cao nhất của đời người.
Tôi theo thầy học triết học, về sau cũng học Phật. Thầy nói với tôi, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là nhà triết học vĩ đại nhất trên thế giới, triết học Phật giáo là đỉnh cao nhất của triết học trên thế giới, học Phật là hưởng thụ cao nhất của đời người. Tôi vào cửa Phật như thế đó, không phải mê tín, không phải cầu vinh hoa phú quý, chúng tôi cầu hưởng thụ cao nhất của đời người.
Sau khi học Phật gặp được đại sư Chương Gia, đại sư rất từ bi, dạy tôi xuất gia, tôi nghe lời. Ngài dạy tôi học theo Đức Phật Thích Ca, dạy tôi đọc Thích Ca Phổ, Thích Ca Phương Chí. Nghĩa là đọc truyện ký của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, học tập theo ngài. Chúng tôi mới hiểu, thì ra Đức Phật Thích Ca 30 tuổi khai ngộ, sau khi khai ngộ, suốt đời giảng kinh dạy học, 79 tuổi viên tịch. Ngài viên tịch trong rừng cây, không phải trong nhà. Suốt cuộc đời chỉ ngủ dưới gốc cây, ngày ăn một bữa, sống cuộc sống vô cùng đơn giản, đó là hưởng thụ cao nhất của đời người. Người thế gian không cảm nhận được điều này, mỗi ngày đều đi khất thực, gian khổ biết bao! Một bát cơm ngàn nhà, như vậy làm sao mà ăn? Chúng tôi luôn hoài nghi, nhưng khi thường xuyên đọc kinh điển đại thừa mới bỗng nhiên đại ngộ, thì ra là sao? Là cảnh tùy tâm chuyển. Xin được bát cơm, đây là cảnh! Tâm Phật quá tốt, quá thiện, thức ăn đó vào đến miệng đều biến thành thượng vị, mùi vị ngon nhất. Bất luận khất thực được từ đâu, chỉ cần vào đến miệng ngài đều biến thành thượng vị. Ngài có thể chuyển cảnh giới, cho nên thân thể mạnh khỏe, không sanh bệnh. Chúng ta thấy cuộc sống của ngài hình như rất khổ, trên thực tế ngài an lạc vô cùng, người thế gian không thể sánh được với ngài. Thật an lạc, thật tự tại!
Đây là nói đến những vấn đề phát tâm không giống nhau, không chuyên, không tinh, những người này đời này không thể vãng sanh. “Chỉ nhận được sự lễ kính của nhân thiên mà thôi”. Đây là phước báo họ đạt được trong đời này và đời sau.
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 225
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Hạnh Chơn
Biên tập: Minh Tâm
Thời gian: 18.12.2010
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong