Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Phật giáo phải tìm từ trong kinh điển

Người đại hiếu mới được vãng sanh - HT Tịnh Không
Thầy dạy tôi: “anh muốn thật sự tìm hiểu Phật giáo, phải tìm từ trong kinh điển”. Sự hướng dẫn này vô cùng quan trọng, do vậy tôi một lòng cảm tạ ân đức của thầy; bởi lẽ, không có sự chỉ điểm ấy, chúng tôi sẽ thỉnh giáo người xuất gia. Hiện tại nhiều kẻ xuất gia vứt bỏ Kinh giáo, chẳng học tập, chẳng thể thuyết pháp, trong tình hình ấy, chắc chắn chúng tôi sẽ hoài nghi, lòng tin chẳng còn nữa!
Tịnh Tông thật sự khó tin, đặc biệt là đối với những phần tử tri thức. Tôi học Phật là do tiên sinh Phương Đông Mỹ giới thiệu. Lúc trẻ cũng theo học trong nhà trường, chịu ảnh hưởng của các giáo viên, nghĩ Phật giáo là tôn giáo, là mê tín, lại còn là đa thần giáo (polytheism), phiếm thần giáo (pantheism) trong các tôn giáo, là một tôn giáo thuộc loại thấp. Tôn giáo bậc cao chỉ nói tới một vị chân thần. Qua biểu hiện, Phật giáo thật sự là mê tín, thuở ấy, tôi chẳng liễu giải. Trong xã hội hiện thời, kẻ chẳng liễu giải càng nhiều! Tôi học Triết Học với thầy Phương. Trong khóa học cuối cùng, thầy giảng Triết Học trong kinh Phật, tôi nói: “Phật giáo là tôn giáo, mê tín, là phiếm thần giáo, kiếm đâu ra Triết Học?” Thầy bảo tôi: “Anh không biết, tuổi anh còn trẻ, Thích Ca Mâu Ni Phật là một triết gia vĩ đại nhất trên thế giới. Triết Học trong kinh Phật là đỉnh cao nhất trong Triết Học trên toàn thể thế giới”.
Lúc ấy, thầy bảo tôi như thế này: “Học Phật là sự hưởng thụ tối cao trong đời người”. Trong khóa học ấy, tôi tiếp nhận Triết Học từ kinh Phật như vậy, mới thay đổi quan niệm sai lầm trong quá khứ, nhận thức Phật giáo bằng nhãn quan mới. Duyên của tôi rất thù thắng, sau khi thầy Phương giới thiệu Phật giáo cho tôi biết, không đầy hai tháng sau, tôi có cơ hội quen biết Chương Gia đại sư, do một thân vương Mông Cổ cuối đời Thanh giới thiệu cho tôi quen biết Chương Gia đại sư. Khi đó, tôi vừa tiếp xúc Phật pháp, đây cũng là do thầy Phương từ bi, chỉ cho tôi đường lối học tập. Thầy nói Phật pháp chẳng ở trong chùa chiền, ở đâu? Trong kinh điển.
Anh muốn thật sự tìm được Phật giáo, phải tìm từ kinh điển. Sự hướng dẫn này vô cùng quan trọng, do vậy, tôi thủy chung cảm tạ ân đức thầy; bởi lẽ, không có sự chỉ điểm ấy, chúng tôi sẽ thỉnh giáo người xuất gia. Nhiều kẻ xuất gia vứt bỏ kinh giáo, chẳng học tập, chẳng thể thuyết pháp, trong tình hình ấy, chắc chắn chúng tôi sẽ hoài nghi, lòng tin chẳng còn nữa! Do cụ Phương biết [Phật pháp] ở trong kinh điển, cụ nói thuở xưa, người xuất gia và tại gia học Phật đều là những bậc học vấn lỗi lạc, thật sự là đại đức, đại triết, hiện nay rất hiếm [những người như vậy].
Sau khi tôi tiếp xúc Chương Gia đại sư, Ngài dạy tôi học về Thích Ca Mâu Ni Phật, bảo tôi hãy xem hai tài liệu. Hai tài liệu ấy ở trong Đại Tạng Kinh, thuở ấy chưa có bản lưu hành riêng, đó là Thích Ca Phổ và Thích Ca Phương Chí. Lão nhân gia rất từ bi: “Anh muốn học Phật, trước hết, anh phải nhận biết Thích Ca Mâu Ni Phật, sẽ chẳng đi lòng vòng”. Sau khi đọc xong hai tài liệu ấy, tôi mới biết Thích Ca Mâu Ni Phật quả thật rất vĩ đại. Nói theo cách bây giờ, Ngài là nhà giáo dục, chẳng vướng mắc trong tôn giáo. Xuất thân từ dòng dõi vua chúa, phụ thân Ngài là quốc vương. Cổ Ấn Độ thuở ấy chẳng khác thời Xuân Thu Chiến Quốc của Trung Hoa cho mấy, đều là có rất nhiều quốc gia nhỏ. Ngài là vương tử, mười chín tuổi rời khỏi gia đình, đi tham học.
Do vậy, chúng ta biết Thích Ca Mâu Ni Phật tuổi thanh niên vô cùng hiếu học, rời khỏi gia đình để cầu học, cuộc sống rất khổ sở, giống như vị Tăng khổ hạnh. Ấn Độ [thuở ấy] quả thật là một nơi tốt đẹp. Thuở ấy, học thuật trên địa cầu này, đặc biệt là Triết Học, có thể coi như Ấn Độ đứng đầu thế giới. Tôn giáo cũng giống như thế, Ấn Độ là xứ sở tôn giáo, tất cả các bậc đại đức trong tôn giáo Ngài đều gặp gỡ, học tập; lại còn học hết sức nghiêm túc, tất cả các học phái Ngài cũng đều học qua. Khi ấy, phong khí Thiền Định ở Ấn Độ rất thịnh, bất luận tôn giáo hay học thuật đều coi trọng Thiền Định. Tứ Thiền Bát Định nói trong kinh Phật chẳng phải do Thích Ca Mâu Ni Phật đề xướng. Chẳng phải vậy! Tôn giáo lẫn học thuật của Cổ Ấn Độ đều học những môn này, đương nhiên, chàng thanh niên Thích Ca Mâu Ni cũng không ra ngoài lệ ấy.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 01)
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *