Trong tâm con người tồn tại ý niệm thiện ác, những hạnh nghiệp thiện ác quý vị tạo ra, không che dấu được mọi người.
Quý vị có thể che dấu lừa gạt được người ngu si, nhưng không dấu được người có đạo đức, có học vấn. Ta không che dấu được những người này, quả thật họ vừa nhìn đã xuyên thấu ruột gan chúng ta.
Thế gian hiện nay vẫn còn người như vậy, trong đời tôi cũng gặp được vài người, ba vị thầy của tôi đều rất hiếm có. Thầy Phương Đông Mỹ, đại sư Chương Gia, cư sĩ Lý Bỉnh Nam, họ đều có năng lực này.
Tiếp xúc đại chúng, đôi lúc cũng nói đến người nào đó mệnh bạc, không có phước báo, không có thọ mạng. Người nào đó tâm địa thuần hậu, tích lũy công đức, tương lai chắc chắn có phước báo, họ cũng có thể thấy một cách rất rõ ràng minh bạch.
Đối với những người phước mỏng đều sanh tâm thương xót, dạy họ sửa đổi tu thiện, sáng tạo vận mệnh. Lúc tôi còn trẻ, thuộc về người không có phước báo, đoản mệnh, thuộc hạng người này. Nhưng tôi chịu học tập, chịu nghe lời thầy, cho nên thầy rất thương tôi, dạy tôi thay đổi vận mệnh, tự cầu đa phước, những điều dự báo này đều rất rõ ràng.
“Manh hô tâm nhi động hô tứ thân”, trong lòng khởi tâm động niệm, tự nhiên biểu hiện ra bên ngoài, chính là ngôn ngữ động tác, làm sao để nhận ra? Ở đây đưa ra một nguyên tắc: “kỳ quá ư hậu giả, thường hoạch phước, quá ư bạc giả, thường cận họa”.
Đây là hai nguyên tắc quan sát người, nhìn thấy người này tâm địa lương thiện, nhân hậu, trung hậu đối với người, lúc nào cũng nghĩ cho người khác, người này tương lai có phước.
Nếu ngược lại, người tâm nhỏ hẹp, khởi tâm động niệm đều vì lợi ích cho riêng mình, làm ra việc tổn người lợi mình. Đối với mình không có lợi ích, họ tuyệt đối không làm, rất hà khắc với người khác.
Người như vậy không có phước báo, mặc dù trước mắt họ có phước báo, trước mắt có phước báo, đó là số họ có phước, số mệnh phước không nhỏ.
Vì họ luôn có tâm bất thiện, hành vi bất thiện, phước của họ đã bị giảm sút, giảm nhưng vẫn còn dư phước.
Do đây có thể biết, nếu tâm họ luôn tốt, làm việc tốt, phước báo của họ suốt đời hưởng không hết, dư phước của họ nhất định con cháu đều được hưởng thụ. Đây là chân tướng sự thật.
Trích : Liễu Phàm Tứ Huấn – Ân Sư Thượng Tịnh Hạ Không