Dạy học thật hết sức quan trọng, xã hội cổ đại Trung Quốc tại sao có được an hòa lợi lạc, trường trị cửu an? Toàn dựa vào việc dạy học. Dạy học bắt đầu từ khi còn nhỏ, ai dạy? Cha mẹ dạy, đặc biệt là người làm mẹ. Ông trời sinh ra con người, có nam có nữ, trong ngũ luân có phu phụ hữu biệt, biệt ở đây là gì? Là nhiệm vụ không giống nhau. Ngày nay lại làm công tác bình đẳng nam nữ, muốn tranh nữ quyền, tranh được sau đó thì sao? Hủy cả gia đình, đến lúc cực điểm, hủy cả thế giới. Hai nhiệm vụ khác nhau hợp thành, thế giới này mới tốt đẹp.
Hơn nữa ai quan trọng nhất? Người nữ quan trọng hơn, chỉ có người Trung Quốc hiểu điều này, từ xưa đến nay, dạy con gái quan trọng hơn con trai. Nam, đó là phu phụ hữu biệt, chồng phụ trách gì? Kinh tế sinh hoạt gia đình, phụ trách phương diện này, anh ta phải ra ngoài làm việc, kiếm tiền về nuôi gia đình. Công việc của người nữ mới là chính, nhà của bạn có hay không có đời sau, đời sau có xuất hiện thánh hiền hay không là trách nhiệm của người nữ, trách nhiệm này lớn lao. Khách và chủ hai bên phân rõ, ai là chủ? Nữ là chủ, nam không phải chủ. Ngày nay không còn ai hiểu đạo lý này. Nếu như người Trung Quốc vẫn tiếp tục học luân thường đạo lý của lão tổ tông, thì sẽ không xảy ra vấn đề này, người nữ sẽ không phải lộ diện đi tranh đoạt quyền lợi với người, không thể.
Trách nhiệm của họ là gì? Là bồi dưỡng thánh hiền, thế gian này thánh hiền quân tử nhiều thì quốc gia mới trường trị cửu an. Người nữ âm thầm cày cấy, công đức của họ lớn lắm, con trai là thánh là hiền, họ có thể không có phước tuệ sao? Có người nói, tôi cũng tin, Khổng lão phu tử ở cõi trời Đao Lợi, thế mẹ của Ngài thì sao? Nhất định không chỉ ở cõi trời đao lợi, mà ở cõi trời Dạ Ma (Dạ Ma thiên) trở lên. Không có mẹ làm gì có Ngài? (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
Thời xưa nam nữ kết thành vợ chồng, hình thành nên một gia đình, hai người trong gia đình này có nhiệm vụ khác nhau, gọi là hữu biệt. Trong cuộc sống, lấy ngũ luân làm chuẩn cho mối quan hệ này, cái gốc này rất quan trọng. Người đàn ông ra ngoài mưu sinh, trồng trọt cày cấy để mưu sinh, chăn nuôi cũng là để mưu sinh, người vợ làm chủ nội. Phụ nữ làm chủ, lo toan trong gia đình, quan trọng nhất chính là thay chồng dạy con. Giúp đỡ chồng, quan trọng nhất chính là dạy con, sinh ra con, người mẹ có trách nhiệm dạy dỗ.
Người mẹ là người thầy đầu tiên của con mình, dạy chúng từ khi nào? Từ khi mang thai đã dạy, gọi là thai giáo. Điều này có ghi lại trong lịch sử Trung Quốc. Đối với trẻ em, cần chăm sóc tốt, chúng chưa hiểu chuyện, nhưng năng lực học tập của chúng rất mạnh, là chúng ta không nghĩ đến mà thôi. Vào lúc ấy tất cả những điều bất thiện, xấu ác không nên để chúng tiếp xúc, không để chúng nhìn thấy, không để chúng nghe thấy, giữ gìn sự ngây thơ của chúng, giữ cho chúng tâm thanh tịnh. Phải chăm sóc như thế bao nhiêu ngày? Cổ nhân cho là một ngàn ngày, chính là ba năm, từ khi sinh ra đến lúc ba tuổi, để chúng không bị nhiễm ô, không có tâm phân biệt, giữ gìn chân tâm của chúng, giữ gìn bản tính của chúng.
Trong ba năm giữ gìn này, chúng có định lực, có trí tuệ, chúng có thể phân biệt được chánh tà thị phi, tốt thì chúng sẽ thân cận, không tốt chúng sẽ viễn ly, trẻ nhỏ có năng lực này, đó chính là hạt giống của thánh hiền. Ai ai cũng là thánh hiền, ai ai cũng là Phật Bồ tát, cần xem làm sao dạy dỗ mà thôi. Con người là có thể dạy dỗ làm cho tốt lên, trách nhiệm của người mẹ là giáo dục chúng. So sánh giữa chồng và vợ (trách nhiệm) ai nặng hơn? Đàn ông thì nhẹ, phụ nữ mới là quan trọng hơn? (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
Người mẹ quả thật là người thầy đầu tiên trong cuộc đời của một người, nền tảng của người này thế nào có quan hệ rất lớn với mẹ của người ấy. Trong ngũ luân nói “phu phụ hữu biệt”, vợ chồng kết hợp xây dựng nên một gia đình, trong gia đình này có hai việc lớn, một là sinh kế của gia đình, vấn đề cuộc sống, hai là nối dõi tông đường. Đem hai việc này để so sánh thì việc nối dõi tông đường quan trọng hơn kinh tế. Sau này bạn mới hiểu rằng cổ nhân tôn trọng người phụ nữ là vậy, bởi cô ta là người giúp gia đình này nối dõi tông đường, có thể khinh mạn sao? Không thể.
Cho nên cần tôn trọng phụ nữ, vì trách nhiệm của họ lớn nhất, họ có thể giáo dục tốt con cái, gia đình sẽ xuất hiện thánh hiền, điều này thật tuyệt vời. Triều nhà Chu khai quốc có ba vị thánh nhân, Văn Vương, Vũ Vương, Chu Công, đều là do mẹ họ giáo dục nên. Cho nên gọi là Tam Thái, ba người phụ nữ này trong tên của họ đều có chữ Thái, Thái Khương, Thái Nhậm, Thái Tự. Tổ tông ba đời đều biết giáo dục, đều có thể dạy con cái họ thành thánh hiền. Trong Ngũ Luân của Trung Quốc “Phu phụ hữu biệt” là điển hình tốt nhất, thời xưa đều xem Tam Thái này là tấm gương để noi theo. Cho nên người chồng gọi vợ mình là Thái Thái, từ Thái Thái này cũng là từ tích đó mà sinh ra, từ Tam Thái mà ra. Có ý cổ vũ phụ nữ sau khi kết hôn thì phải học tập Tam Thái vậy. (dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
– Trích: sách Ngọc Bảo Thế Gian (Nhận Thức Lão Pháp Sư Tịnh Không 淨 空 法 師)