Ngoài ra còn một nguyên nhân, chúng ta gọi nghiệp nhân là nghiệp duyên, [đó là] nghe, xem ca vũ. Người thế gian gọi là giải trí, chỗ vui chơi, chúng ta không đi đến những chỗ đó. [Y phục của] người xuất gia Trung Quốc có một việc tốt, người xuất gia mặc y phục này mà đi coi ca múa trong rạp hát, người ta sẽ mắng bạn, tự mình bạn cũng xấu hổ chẳng dám đi. Còn hòa thượng, người xuất gia Nhật Bản đi [đến những chỗ ấy] thì bạn nhìn không thấy, họ mặc âu phục, giầy tây. Còn ca-sa họ để ở đâu? Để trong túi áo. Ca-sa của họ có lẽ chỉ lớn cỡ ba tấc, lúc làm
Phật sự thì lấy ra đeo lên cổ, lúc không cần dùng thì cuốn lại, bỏ vào túi áo. Họ mang giầy tây, bạn chẳng nhìn ra, họ đến những chỗ ấy thì người khác nhìn không ra. Chúng ta thì không được, một khi chúng ta vừa vào chỗ đó, mọi người sẽ chẳng coi ca múa nữa, mà sẽ lại coi chúng ta, [sẽ hỏi] tại sao thầy lại đến đây? Thế nên y phục này không thể sửa đổi, có tác dụng rất lớn. Ở Đài Loan có người đã từng đề xướng sửa đổi y phục
này, rất may là có một số lão hòa thượng kiên trì, nhất quyết không chịu đổi. Thế nhưng bạn không đi xem, trong máy truyền hình (TV) có rất nhiều chương trình này, hiện nay rất nhiều đạo tràng có TV, đây đều là việc phiền phức. Bạn nhìn thấy những biểu diễn ca vũ, nếu bạn chẳng khéo quán sát, sanh tâm ái nhiễm, thì sẽ đọa địa ngục này. Người khéo quan sát sẽ coi như thế nào? Mộng huyễn, bọt, bóng, như sương cũng như chớp, càng đề cao cảnh giác. Từ trên màn ảnh có thể thấu hiểu được, có thể quán sát cả đời người, cả vũ trụ chỉ là một màn hát, đều là giả, chẳng phải thật. Khéo quán sát thì ngay nơi ấy bạn có chỗ [giác] ngộ; nếu chẳng khéo quán sát, sanh khởi nhiễm tâm tham ái thì phiền phức lớn lắm.
(Lược Trích Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký -Chủ giảng: Hòa thượng Tịnh Không. Quyển Thượng .PHẨM THỨ NĂM: DANH HIỆU CỦA ĐỊA NGỤC: – Tập 16-Tr -398)