Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Muốn đạt đến cảnh giới của Nhất Tâm thì cần phải khéo ngăn trừ vọng niệm trong tâm

Tây Phương Tam Thánh
Khi tôi mới học Phật, tôi rất ưa thích đọc quyển Hư Vân Lão Hoà Thượng Niên Phổ, phải nói là khi đọc tôi đã bị chấn động rất lớn. Trong cuốn Niên Phổ của Hòa Thượng có ghi chép một chuyện mà trong nhà Phật gọi là công án như sau:
Có một năm khi vừa bước qua năm mới, lão Hoà Thượng lúc nào đã ngoài trăm tuổi, Ngài ở trong một chòi tranh trên núi cách tự viện không xa lắm. Một hôm Ngài từ tự viện trở về nơi ở của mình lúc đó là trời vẫn còn sáng, tuy rằng tự viện cách chòi tranh Ngài ở không xa lắm nhưng nếu là người bình thường thì phải mất 30 phút đi bộ, còn Ngài vì tuổi đã cao nên đi rất chậm, phải mất 1 tiếng 30 phút mới đến nơi, Ngài cũng chẳng vội cứ từ từ mà đi.
Trên đường đi Ngài gặp được hai vị xuất gia đang đi chiều ngược lại, trên tay đang cầm hai cái lồng đèn. Gặp Ngài họ hỏi: “Lão Hoà Thượng ! Tại sao trời tối rồi mà Ngài đi không cầm theo đèn, Ngài đi một mình sao mà đi được vậy ?”
Hư Vân lão Hoà Thượng nghe nói xong thì khoảng không gian trước mắt chợt tối đen.
Chổ này cho chúng ta một chứng minh tâm này của chúng ta chỉ cần có được thời gian ngắn thanh tịnh, thì liền có cảnh giới không thể nghĩ bàn xuất hiện.
Thời gian đó của Ngài không dài, chúng tôi dự đoán cũng chẳng qua được hơn 1 giờ đồng hồ, khi tâm Ngài nhập vào Định thì thời khắc khi vừa nhập vào Định là lúc trời còn sáng sẽ được vĩnh viễn lưu giữ lại. Cho nên khi trời tối rồi mà Ngài vẫn không hay biết, vẫn đi trong thời khắc trời sáng được lưu lại đó.
Tại sao Ngài có thể làm được vậy?
Trong tâm Ngài không có ý niệm, không có vọng tưởng, không có tạp niệm. Cho nên, khi Ngài rời khỏi tự viện là lúc trời vẫn còn sáng, mãi đi thì trời vẫn đang sáng, không hề xem thấy trời tối. Nhưng khi người khác vừa nhắc đến, vừa hỏi đến thì thế nào?
Thì phân biệt chấp chước liền hiện tiền. Nếu không gặp hai vị xuất gia hỏi câu này thì Ngài sẽ không khởi dậy phân biệt chấp chước này. Ngài khi ấy là ở trong một không gian và thời gian khác, khi bị hỏi đến thì liền có phân biệt chấp chước, liền quay lại mới thấy trước mắt là một mảng tối tăm.
Hư Vân lão Hoà Thượng là Đại Đức thời cận đại cách chúng ta không xa. Sự việc này là đích thân Ngài trãi nghiệm qua đã chứng minh cho lời Phật nói trong Kinh là thật không phải hư vọng, đây chính là cảnh giới của Nhất Tâm.
Chúng ta ngày nay bị phân biệt chấp chước, bị vọng tưởng của chính mình hại cho đến mức thê thảm. Mặc dù tu học đã nhiều năm nhưng lại chẳng cách nào chạm được đến Nhất Tâm.
Khi niệm Phật, miệng tuy là đang niệm thế nhưng tâm lại chẳng niệm đến Phật, mà là đang niệm đến ngũ dục lục trần của thế gian.
Một câu A Di Đà Phật vừa niệm ra, trong đó chứa đựng rất nhiều vọng niệm phát sinh. Mọi người phải biết rằng ý niệm dù là thiện niệm hay là ác niệm thì cũng đều là vọng niệm mà thôi!
Do đó, nếu chúng ta muốn đạt đến cảnh giới của Nhất Tâm thì cần phải khéo ngăn trừ vọng niệm trong tâm, và cần phải luôn luôn quay lại mà phản tỉnh lấy mình. Phản tỉnh như thế nào ?
Trong ngày 24 tiếng, chúng ta có bao nhiêu thời gian để niệm Phật, rồi trong thời gian đang niệm Phật đó có bao nhiêu thời gian thật sự niệm đến Phật ?
Có thể nói thời gian thật sự niệm đến Phật quá ít ỏi, trong khi thời gian để niệm đến chuyện của thế gian lại quá nhiều quá nhiều !
HT. Ân Sư
A Di Đà Phật xin thường niệm
_()_ PHẬT PHÁP NHIỆM MÀU _()_
Được gắn thẻ , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *