Chăm sóc người già, công việc này rất quan trọng, nếu thường ngày người già sinh hoạt không vui vẻ, tâm lý u uất, bực bội thì lúc chết sẽ rơi vào 3 đường ác. Nếu chúng ta tạo cho họ một cuộc sống an lành, thoải mái lúc tuổi già, mỗi ngày cười nói vui vẻ, khi mất họ có thể được sanh lên các cõi trời hoặc trở lại làm người…
Tôi đã có dịp tham quan rất nhiều viện dưỡng lão. Trước đây, lúc tôi độ năm, sáu mươi tuổi, muốn tìm hiểu những nơi như viện dưỡng lão hay dạy trẻ. Bởi thế mỗi lần đến một quốc gia nào, nhất định tôi phải đến thăm những nơi như cơ sở phúc lợi cho người già, hay thăm viện dưỡng lão. Những năm đầu, hệ thống viện dưỡng lão ở Mĩ còn tạm được, tổ chức khá tốt. Lúc bấy giờ kinh tế Mĩ đang phát triển, nhưng nghe những năm gần đây đã bắt đầu tuột dốc. Công tác dưỡng lão ở các địa phương, chắc chỉ có Australia là ổn hơn cả, nhưng cũng chỉ tạm được về mặt vật chất, còn đời sống tinh thần thì hầu như vắng bóng, các cụ già làm gì ở đó? Mỗi ngày ngồi ăn chờ chết, tôi nghĩ tinh thần các cụ những nơi như ở viện dưỡng lão không bao giờ thấy thoải mái, vì sao? Vì họ không muốn nói chuyện, mỗi ngày ngồi đờ đẫn nơi đó, đúng như câu người Trung quốc thường nói: Ngồi ăn chờ chết.
Ở viện dưỡng lão hình như một hai ngày là có người mất, ngày nào cũng chứng kiến cảnh này, lại nghĩ một ngày không xa sẽ đến lượt mình, xoay vòng đến mình. Quý vị xem tâm lí các cụ nhiều đau khổ, nhiều buồn tủi như thế. Khi chúng tôi tiếp chuyện các cụ ở viện dưỡng lão, chỉ mới chào hỏi thôi các cụ đã hớn hở. Chúng tôi cũng thăm hỏi việc nuôi dưỡng các cụ, họ làm việc này cũng chỉ để kiếm tiền, họ xem đây như một ngành kinh doanh, không phải vì lòng nhân đạo, nó đã bị thương mại hoá. Liệu có tiết mục nào để giúp vui cho các cụ không? Họ trả lời có, nhưng mỗi tuần một lần, hoặc một tháng hai lần. Họ đưa học sinh của một số trường học đến đây múa hát, an ủi người già, nhưng rất nhiều các cụ không muốn xem, không muốn tiếp xúc, nguyên nhân do đâu? Các tiết mục đó không phù hợp với các cụ, không muốn xem bọn nhỏ nhảy múa, không muốn nghe bọn nhỏ hát hò, đây là hình thức tổ chức của viện dưỡng lão ở Trung quốc.
Tôi đã có dịp nói với họ, không những các cụ không muốn xem mà tôi cũng thế. Nghe tôi nói họ ngớ người, vì sao? Thời đại các cụ sống, bạn nên đưa các tiết mục ca múa ngày xưa các cụ khi còn trẻ vẫn thường nghe để biểu diễn thì họ bằng lòng ngay. Họ nói những bài này tôi đã từng nghe và hát từ hồi bé, nhưng sao bây giờ nghe có vẻ lạ quá. Nhưng họ không nghĩ, bạn đem nhưng bài hát cũ từ hơn năm mươi năm trước hát lại cho các cụ nghe là họ thích ngay, họ muốn nghe đến độ không đi nghe không chịu được. Nếu bạn chọn thứ nhạc quen thuộc hiện nay họ không thể nghe được, rất ghét. Giống như cách ăn uống, nếu mang những thứuc ăn hợp khẩu vị thì các cụ thích ngay, khổ nỗi là không ai chịu nghĩ.
Vì thế công việc này rất quan trọng, tôi đã từng nói với họ: Các bạn theo nghiệp săn sóc người già, đây là gì? Là một việc làm rất to tát, là việc làm của thánh thần. Họ không hiểu, hỏi lại tôi: Sao thầy lại nói như vậy? Tôi trả lời, nếu ngày thường người già sinh hoạt không vui vẻ, tâm lí u uất, bực bội, quý vị biết chăng? Khi chết họ sẽ rơi vào ba đường ác. Nếu chúng ta tạo cho họ một cuộc sống an lành, thoải mái lúc tuổi già, mỗi ngày cười nói vui vẻ, khi mất họ sẽ được sinh lên các cõi trời, hoặc sinh trở lại làm người. Nói chung, bạn đã đưa họ từ địa ngục lên thiên đường, đó là việc làm của ai? Đó là công việc của Thượng đế, chứ không phải người bình thường có thể làm được. Nếu bạn làm tốt công việc này, giúp đỡ những người già vui vẻ để sau khi chết được sinh lên các cõi trời, thì tương lai các bạn sẽ về đâu? Bạn cũng được sinh lên các cõi trời, làm thiên thần. Quý vị không phải là người phàm, theo như cách nói nhà Phật thì bạn là Phật, Bồ tát.
Đây là một công việc rất tuyệt vời, quá vĩ đại, giúp đỡ người không rơi vào ác đạo. Quả báo quý vị chắc chắn sẽ thành Phật, sinh lên cõi trời. Đây là một công việc rất khó được, quý vị đã có nhân duyên để thực hiện, nên cố gắng làm thật tốt vì đây là một công việc rất vĩ đại. Ít người am hiểu, làm sao để thực hiện cho viên mãn? Thật như cổ nhân nói: Con hiền cháu thảo. Quan trọng nhất là viện trưởng của viện dưỡng lão, người này phải chỉ đạo mới có thể thực hiện được, người lãnh đạo phải là người có hiếu đạo, thì những nhân viên thuộc cấp mới noi gương được. Nếu ông ta không làm mà bắt người khác làm, không làm được, không thể đạt được hiệu quả, ông ta nhất định phải làm gương.
Trong bất cứ một tổ chức nào thì người lãnh đạo là nhân vật quan trọng, tất cả thành công hay thất bại nằm trong tay người này. Như một gia đình, gia trưởng là nhân vật chủ chốt. Trong một công ty, thì giám đốc là nhân vật chủ chốt. Trong một khu vực, thì người cầm quyền là nhân vật chủ chốt. Người xưa có câu: Một người có phước thì cả thiên hạ được phước, nhưng quan trọng người đó là ai? Cá nhân người đó là người đứng đầu, lãnh đạo.
Vì vậy cứu khổ ban vui chính là đại từ đại bi, đây chính là bồ đề tâm, là tha thọ dụng của bồ đề tâm. Muốn cho tất cả chúng sinh chứng quả bồ đề, nhiếp độ chúng sinh sanh đến nước này, đó là những lời trong Tịnh tông. Quý vị phải giúp những chúng sinh này sinh qua thế giới Cực lạc, tại sao? Vì bồ đề là nơi thường lạc rốt ráo. Mãi mãi an vui, mãi mãi không chịu khổ não, chỉ có thế giới Cực lạc, đây là Tịnh tông nói về tâm bồ đề.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 399)
Nguồn sưu tầm