Lớn tuổi rồi, không làm việc được nữa, phải làm việc của kiếp sau. Kiếp này hết rồi, kiếp sau làm gì? Không niệm Phật thì phải trôi lăn trong luân hồi. Nghĩ xem kiếp này khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác, là thiện hay ác? Là phước hay tội? Cố gắng xét lại mình một chút. Tuy không rơi vào 3 đường ác, nhưng không thoát khỏi luân hồi lục đạo. Người không thoát khỏi lục đạo, chắc chắn phải ở trong 3 đường ác thời gian dài, ở trong 3 đường thiện thời gian ngắn, chắc chắn như vậy.
Nghĩ đến cái khổ trong 3 đường ác, 3 đường ác rất đáng sợ, thì chúng ta chẳng thể không niệm Phật, chẳng thể không vãng sanh thế giới Cực Lạc. Bây giờ trước mắt có hai con đường. Một là địa ngục Vô Gián, một là thế giới Cực Lạc. Chúng ta suốt đời không sát sanh, nhưng có giết động vật không? Nghĩ xem, quá nhiều rồi! Quý vị có thể đếm hết sao? Càng nghĩ càng thấy sợ.
Khi phụ thân tôi còn sống, tuổi già gặp phải chiến tranh của Trung- Nhật, ông tòng quân làm lính, trông coi vũ khí trong quân đội, quan khí giới trông coi vũ khí, cho nên rất dễ lấy được súng đạn, lấy để làm gì? Để đi săn bắn. Mỗi ngày đi săn, tờ mờ trời chưa sáng đã dậy rồi, kêu chúng tôi dậy đi săn cùng ông, ngày ngày sát sanh. ông là một người tốt, rất lương thiện, nhưng mà sát sanh. Khi ông mất, hoàn toàn giống như trong kinh Địa Tạng nói. Tôi đọc kinh Địa Tạng, thấy trạng thái khi ông mất, tôi rợn tóc gáy, mới biết được nhân quả bảo ứng không không sai chút nào.
Chúng tôi thấy là gì? Là hoa báo. Quả báo là ở đâu? Quả bảo ở địa ngục, tương lai phải vào đường súc sanh để đền mạng. Lúc còn sống không biết Phật pháp, không biết nhân quả. Màn kịch đó sau khi tôi học Phật, phụ thân biểu diễn cho tôi xem. Tôi đối với những điều trong kinh Địa Tạng nói, không chút hoài nghi, mỗi câu đều là chân thật.
Cho nên thầy giáo dạy tôi không nên ra làm quan. Tôi có duyên với Phật, xuất gia giảng kinh, dạy học, học Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôi vâng lời, đại sư Chương Gia dạy, suốt cuộc đời của tôi đi con đường này. Tuy con đường này rất khó đi, nhờ Tam Bảo gia hộ, gặp được một thính chúng, là cư sĩ Hàn, hai vợ chồng họ giúp tôi 30 năm, cũng là giúp tôi giảng kinh dạy học 30 năm, mới có thành tựu ngày hôm nay. Nếu không có sự giúp đỡ 30 năm đó, thì con đường này đi không thông được. Không hoàn tục thì nhất định cũng làm ông thầy tụng kinh bái sám mà thôi.
Cho nên hộ pháp rất quan trọng. Ba vị thầy giáo là dạy học, đường lối, phương hướng tôi hiểu rõ, nhưng nếu không có hộ pháp, thì con đường này đi không thông được. Có được hai người hộ pháp như vậy, con đường này tôi đã đi thông suốt. Công đức của họ viên mãn, bà vãng sanh đến nay là 40 năm. Mỗi năm ngày giỗ của bà, ngày 5 tháng 3, chúng tôi đều có làm lễ truy điệu kỷ niệm.
Đến úc Châu, chúng tôi cũng làm như vậy mỗi năm. Có người nói với tôi, nhìn thấy cư sĩ Hàn đến ứng cúng, bên cạnh còn có rất nhiều người xuất gia cùng với bà. Tôi biết bà ở cõi trời, mấy năm nay có thể đã vãng sanh rồi. Cư sĩ Hàn vãng sanh ở thư viện Hoa Tạng tại Đài Bắc. Chúng tôi có một bộ băng, lúc đó là băng ghi hình, hình như đem nó chuyển thành đĩa rồi. ở ngày giỗ mỗi năm, đều mở đĩa này một lần cho mọi người xem. Trong nhà Phật có được người hộ pháp như vậy, chánh pháp có thể trụ thế lâu dài. Hộ pháp này quá khó quá khó.
Trên con đường đạo có rất nhiều rất nhiều chướng ngại, họ đều có thể hóa giải giúp tôi. Đố kỵ là chướng ngại nghiêm trọng nhất, mãi đến hôm nay, tôi cũng không thể trở về Trung Quốc Đại Lục, chướng duyên quá lớn! ở trong nước hai vị hộ pháp của tôi, thật sự là bạn tri âm tri kỷ, là lão cư sĩ Triệu Bọc Sơ và Lão hòa thượng Danh Sơn, hai vị này đã vãng sanh, tôi ở Trung Quốc không có người hộ trì.
Chánh pháp có trụ thế lâu dài hay không, vấn đề then chốt là ở chỗ hộ trì. Có người hộ pháp, chánh pháp có thể trụ thế lâu dài. Không có người hộ pháp, Phật pháp sẽ suy tàn. Cho nên, đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đem công việc hộ pháp, giao phó cho quốc vương đại thần. Trung Quốc dưới sự hộ trì của các triều đại đế vương, Phật pháp hưng thịnh như vậy là có đạo lý. Không có người hộ trì, Phật pháp sẽ diệt mất.
Chúng ta mỗi niệm không quên cư sĩ Hàn. ở trong lòng tôi, với 3 vị thầy giáo phân lượng là bình đẳng. Không có thầy giáo, không biết được Phật pháp, không biết được con đường này. Không có cư sĩ Hàn, con đường này không thông được. Trong đời này tôi thành tựu, là nhờ 4 người này vậy.
– HT. Tịnh Không, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (VLT 11), tập 338.