Bạn dốc sức khổ sở tranh giành tiền tài, cho dù đoạt được thì cũng là do trong mạng bạn đã có sẵn mà thôi.
Tuy đại phú đại quý, thậm chí sanh lên trời, chung quy không thể tránh khỏi một chữ khổ. Tôi nghĩ câu nói này, mỗi một vị đồng tu đều có sự thể nghiệm tương đối sâu sắc.
Chúng ta sống ở trong cái xã hội này có người nào không khổ đâu? Xã hội hiện đại, xã hội khoa học kỹ thuật cao, sinh tồn trong thế gian này phải dốc sức, phải cạnh tranh, cái tranh này khổ biết bao.
Nếu như bạn không tranh, không đi cạnh tranh, bạn sẽ không có đời sống. Cho nên mọi người vì cuộc sống, vì của cải, mà dốc sức ở đó cạnh tranh. Hầu hết mọi người đều cho rằng cái quan niệm này là chính xác, là đúng. Có người nào không ở đây dốc sức tranh đâu?
Kỳ thực cái quan niệm này là sai lầm. Bất kể bạn tranh như thế nào, cái mà bạn tranh được đều là cái đã định trước ở trong số mạng của bạn, là trong số mạng có.
Vừa mới nói “Chỉ tranh lai tảo dữ lai trì”. Bạn dốc sức tranh có lẽ đến sớm một chút, bạn không tranh nó vẫn cứ đến, có thể đến chậm một chút, chung quy là phải đến. Cho nên bạn dốc sức đi tranh, vẫn là cái mà trong số mạng bạn có. Bạn việc gì khổ vậy? Quan niệm sai lầm!
An phận thủ thường, đoạn ác tu thiện, thật thà sống qua ngày, không có chuyện không thể sống được.
Biết được cái đạo lý này, biết được cái chân tướng sự thật này, mặc dù sống ở trong cái thời đại hiện đại này, mà cuộc sống vẫn sống rất tự tại. Lý không thể không rõ!
Quan niệm sai lầm đem đến cho bạn điều gì vậy? Đem khổ đến cho bạn. Cái cạnh tranh này quá khổ. Không có quan hệ gì so với cái quả báo mà bạn có được. Mê hoặc tạo nghiệp chân thật là khổ.
Trích :Kinh Kim Cang giảng kí – Tập 140.
Chủ giảng Lão Pháp sư Tịnh Không
Hoan nghênh lưu thông công đức Vô Lượng