[Làm sao để trẻ mãi không già, ít gặp nhiều bệnh tật❓] chính là nghiêm túc học Phật, học Kinh giáo❗️ bạn học phật năm 26 tuổi, thì suốt đời vĩnh viễn là 26 tuổi. bạn 30 tuổi học Phật thì vĩnh viễn bạn 30 tuổi.
Chúng ta nói có một người lâm trọng bệnh, tất cả mọi phương pháp trị liệu đều không thể giúp cho người này. Đức Phật có cách nào không? Nếu như Đức Phật cũng đành chịu bó tay, thì Đức Phật không phải là bậc vạn đức vạn năng nữa, vạn đức vạn năng chỉ là lời tán thán, chứ không phải là lời chân thật. Chúng ta nên biết, sự phúc đáp của Phật pháp là khẳng định, chắc chắn là có. Vấn đề ở chỗ bạn có tin hay không? Bạn thật sự tin tưởng, thì nó thật sự có hiệu quả, bạn hoài nghi, thì nó sẽ không có tác dụng. Điều này nếu như nói rõ ra, thì Đức Phật thật sự có phương tiện, chứ Đức Phật không có phương pháp, điều này cần nên hiểu. Phục hồi trọng bệnh của bạn trở lại khỏe mạnh, phương pháp đó là gì? Phương pháp đó chính là sự tín tâm của bạn, là tâm trạng của chính bạn. Cho nên Đức Phật có phương tiện, Đức Phật không có phương pháp, phương pháp là ở chính bạn. Tâm trạng của bạn chuyển rồi, thì bệnh của bạn không còn nữa, bạn đến điểm giao nhau giữa sanh tử, con đường này là đường chết, con đường này là đường sống, bạn không đi đường kia mà đi đường này, thì vấn đề được giải quyết thôi. Đức Phật có thể nói cho bạn biết, những đạo lý và chân tướng sự thật này, nhưng chính bạn phải bước đi, bạn có quyền lựa chọn. Chư Phật Bồ tát có thể dạy bạn, bản thân bạn không tiếp nhận thì chẳng có cách nào, cho nên người nào chẳng phải là Phật. Phật pháp nói rất rõ ràng, mỗi người đều là một vị Phật, chỉ là bây giờ bị mê, mê quá sâu dày, thời gian mê quá dài. Nhưng mà mê có sâu dày có lâu đi nữa, nhưng giác ngộ chỉ ở trong một niệm.
Trong kinh Phật thường có một ví dụ, căn phòng tối ngàn năm, một đốm lửa là sáng, một ngọn đèn là chiếu sáng hết. Phòng tối ngàn năm là ví dụ thời gian bạn mê quá dài, bạn mê quá sâu dày, thắp một ngọn đèn lên là sáng, bóng tối không còn nữa. Đức Phật cho chúng ta biết, giác và mê chỉ ở trong một niệm, trong mê có tội ác, một niệm giác ngộ thì tội ác không còn nữa, vì sao vậy? Vì tội ác không có thật, trong chân tánh không có thiện ác, không có tội nghiệt. Tự tánh vĩnh viễn là Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, bạn không giác là tạo nghiệp, là có tội, là phải thọ quả báo. Cho nên tin tưởng vững chắc mê ngộ ở một niệm, một niệm của chúng ta không chuyển được, vấn đề nằm ở chỗ nào? Vấn đề ở chỗ đối với chân tướng sự thật chúng ta còn hoài nghi. Nếu như không có hoài nghi, thì chắc chắn chuyển được. Vì sao Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển được? Vì sao lục Tổ Huệ Năng chuyển được? Bây giờ quí vị xem Lưu Tố Vân cư sĩ ở Đông Bắc Trung Quốc, vì sao cô ấy chuyển được? Bản thân cô ấy nói cô ấy đang biểu diễn. Câu này nói rất có ý nghĩa, cô ấy đang biểu diễn, thật sự là đang biểu diễn. Chẳng những bệnh của cô ấy không cần chữa trị, không hề uống tí thuốc nào mà hết bệnh, cơ thể khỏe mạnh, khỏe mạnh đến mức độ nào? Khỏe mạnh như lúc còn trẻ, hoạt bát hơn ngày xưa, người ta hỏi cô ấy vì sao vậy? Cô ấy nói vui một câu, cô ấy nói có thể gọi đó là phản lão hoàn đồng vậy! Đúng vậy, đúng là như vậy. Ở trong Phật pháp có căn cứ, tâm niệm, trong tâm cô ấy không có già, không có quan niệm về chữ già, cho nên cô ấy không suy, không già. Con người chúng ta khi có tí tuổi rồi thì, tôi già rồi, tôi không làm được đâu, quả thật là không làm được. Vì sao vậy? Vì ý niệm đang chuyển người đó. Tuổi tác có thể mỗi năm một lớn, nhưng ý niệm vĩnh viễn ở lúc còn trẻ, câu này ngày xưa khi giảng kinh tôi đã nói rất nhiều lần.
Tôi từng nói năm 26 tuổi tôi học Phật, thì suốt đời vĩnh viễn là 26 tuổi, không chuyển biến theo cảnh giới bên ngoài. Bạn 30 tuổi học Phật thì vĩnh viễn bạn 30 tuổi, ở trong Phật pháp bạn sẽ thật sự học được. Nhưng mà chúng ta vẫn còn một chút biến hóa, đó là gì vậy? Là vì chúng ta không học triệt để, hoàn toàn triệt để, hoàn toàn rõ ràng, thì bạn sẽ thường ở giai đoạn đó.
Đối với Đại thừa giáo tôi thật sự không rời một ngày nào, ngày nào cũng đọc kinh, ngày nào cũng giảng kinh, không ở trong giảng đường, tôi nói chuyện với người cũng là giảng kinh. Tôi học rất vất vả, cho nên tôi nói với mọi người, tôi không phải là bậc thượng thượng căn, tôi là bậc trung hạ căn, nhưng mà từ nhỏ tôi đã có tín tâm, tôi không hoài nghi. Tôi đối với giáo lý Đại thừa, đối với pháp môn Tịnh độ, hoàn toàn tin tưởng vững vàng. Đại khái vào lúc hơn 50 tuổi, trong đời tôi tiếp nhận sự chỉ dạy của Chương Gia đại sư, giống như trong kinh Lăng Nghiêm nói, “tương thử thâm tâm phụng trần sát, thị tắc danh vi báo Phật ân”, hiến thân báo ân. Dùng cái gì làm phương tiện cứu cánh? Noi gương Đức Thế Tôn làm một giáo viên có nghĩa vụ, tôi không làm hiệu trưởng, tôi làm giáo viên, mỗi ngày giảng kinh thuyết pháp, sống một ngày làm một ngày. Có duyên với thế gian này, thì tôi sống thêm vài năm, hết duyên với thế gian này, thì tôi đi về thế giới Tây phương Cực lạc, thế giới Cực lạc là quê hương của tôi, gọi là trở về quê hương, lá rụng về cội. Tôi hiểu xã hội này rất rõ, sống trên thế gian này hiện nay, vẫn như vậy ngày nào cũng sống cùng chư Phật Bồ tát, bạn xem có vui sướng không? Có hạnh phúc không! Không rời một ngày nào. Phật Bồ tát ở đâu? Ở trong kinh điển, kinh điển là dẫn đường, là môi giới. Mượn sự dẫn đường môi giới này, trên tinh thần của chúng ta, chẳng những thông đạt với Cổ thánh tiên hiền, chư Phật Bồ tát, trên thực tế thì không có xa lạ. Nếu bạn hỏi vì sao vậy? Vì tất cả pháp tùng tâm tưởng sanh. Nếu như chúng ta khởi tâm động niệm, giống như khi chúng ta thành lập Tịnh Tông Học Hội, tôi đưa ra 5 đề mục tu học, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác, đều có thể tương ưng với tam phước, tương ưng với lục hòa. Người khác không hợp với tôi, nhưng tôi hợp với họ, điều này không chướng ngại lục hòa kính, tất cả đều phải tự mình làm trước, đừng yêu cầu người khác, yêu cầu người khác thì bạn sẽ có phiền não, yêu cầu chính mình, đừng yêu cầu người khác. Tương ưng với Tam học, Lục độ, Thập đại nguyện, đứng về sự cũng không rời tăng đoàn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng không rời Tăng đoàn của thế giới Cực lạc, đó là chân thật, không giả dối. Tôi làm được, bạn cũng làm được, mọi người đều làm được.
(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 42)