Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Không bằng công đức của người vì kẻ khác mà nói bốn câu kệ

Bánh xe Pháp trên tay Đức Phật
Trong kinh Bát Nhã Phật thường nói: “có người lấy thất bảo đầy khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới để làm bố thí, người này phước đức rất lớn”. Đây là bố thí của cải, của cải nhiều bao nhiêu? Thất bảo đầy khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, quý vị lấy làm bố thí. Phật nói: “không bằng công đức của người vì kẻ khác mà nói bốn câu kệ”.
Vì sao vậy?
Vì nếu họ được thất bảo đầy khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, thì họ là người giàu nhất trong Đại Thiên Thế Giới, không phải người giàu nhất Hong-Kong, cũng không phải người giàu nhất trên trái đất, mà là người giàu nhất trong Đại Thiên Thế Giới, nhưng họ sẽ không thoát được luân hồi lục đạo. Nhưng nếu họ nghe hiểu được bốn câu kệ rồi, là họ đã thành Phật, đã ra khỏi mười pháp giới, đã ra khỏi luân hồi lục đạo. Như vậy làm sao so sánh được. Đây ý nói rằng bố thí của cải, không thể xếp ngang hàng với bố thí pháp. Nhưng nếu người bố thí pháp đó nghe mà không hiểu ý nghĩa, thì cũng bằng 0. Của cải họ được thọ dụng, nhưng pháp không được thọ dụng. Quý là ở chỗ họ hiểu được, buông bỏ được, thì họ có thể khế nhập cảnh giới của Phật. Buông bỏ được, thì tội sẽ tiêu hết, chỉ ở trong một niệm mà thôi, nhưng quý vị đừng nản lòng.
Ở trước tôi có giảng qua, giống như Phật Thích Ca, đại sư Huệ Năng, rất đáng để mọi người khâm phục. Vì sao vậy? Vì các Ngài có thể nhất thời đốn xả, buông bỏ trong chóc lát. Lại có người năm ba năm mới buông bỏ. Có người bảy, tám năm mới buông bỏ. Có người mười hai mươi năm mới buông bỏ. Có người ba bốn mươi năm mới buông bỏ. Cũng có người năm sáu mươi năm mới buông bỏ. Điều này trong sử sách ghi lại rất nhiều. Những người này rất giỏi, họ nắm giữ không buông. Họ không thể buông bỏ một lần được, họ buông bỏ từng ngày, buông bỏ từng năm, buông bỏ đến thời gian nhất định nào đó, họ giác ngộ rồi, thì có thể buông bỏ hết những cái còn lại. Phương pháp này chúng ta hy vọng sẽ làm được. Chúng ta học kinh Phật rồi mà không thực hành, vậy là chẳng được ích lợi gì cả, phải thật sự làm mới được.
Lưu Tố Vân ở Hắc Long Giang là người đã thật sự làm, bà cũng không phải buông bỏ một lúc, mà phải 10 năm, buông bỏ trong 10 năm thì bà thành tựu. Bà làm gương cho chúng ta, bảo với mọi người rằng, ai ai cũng có thể làm được việc này. Có người hỏi về bí quyết thành công của bà, bà nói bí quyết thành công của mình là 6 chữ: thật thà, vâng lời và thực hành. Thật thà tức là rất ngốc nghếch, không thông minh, hạng người này rất dễ thành tựu. Chúng ta nói trí óc của họ đơn giản, ít vọng niệm. Sự thật thà này là biết vâng lời. Trong kinh Phật có hai câu mà bà nghe hiểu được đó là: “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”, bà hiểu được liền thực hành theo. Nghe một bộ Vô Lượng Thọ kinh, niệm một câu danh hiệu Phật, không chút tạp, không chút loạn, 10 năm như vậy. Bà nói với tôi rằng bà nghe kinh, nghe băng giảng của tôi, một ngày nghe một đĩa. Bộ đĩa này hình như là tôi giảng vào năm 1990, lúc đó Phật tử Hàn còn sống, giảng tại thư viện Cảnh Mỹ ở Đài Bắc. Mỗi ngày bà nghe một đĩa, một đĩa như vậy là một tiếng đồng hồ. Đĩa này nghe đi nghe lại 10 lần, đó là trường thời huân tu. Mỗi ngày nghe 10 tiếng, 10 tiếng tức là nghe lại 10 lần một tiếng như vậy. Đây gọi là trường thời huân tu, bà hiểu được điều này. Nghe xong một bộ kinh, thì nghe lại từ đầu. Cứ như vậy trong 10 năm, mỗi ngày nghe kinh 10 tiếng đồng hồ. Ngoài việc nghe kinh ra, là niệm Phật A Di Đà. Bà đạt được niệm Phật Tam Muội, bà đã khai ngộ, không phải đại triệt đại ngộ, nhưng cũng là đại ngộ. Bà đã làm được, mọi người cũng làm được, chỉ là chúng ta không chịu làm mà thôi.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 421 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI – Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.
Được gắn thẻ , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *