Hòa Thượng Tịnh Không, Lời dạy của đức phật

Đó là cúng dường tài vật

Hãy luôn nhớ Phật niệm Phật - HT Tịnh Không - Bồ Tát Hải Hiền
Quí vị có tâm chân thành, mời một người xuất gia đến nhà cúng dường, người xuất gia chấp nhận đồ cúng dường của quí vị đó là cúng dường tài vật. Họ phải hồi hướng cho quí vị, họ không thể ăn không. Họ nhất định sẽ thuyết pháp cho quí vị.
Ăn uống đầy đủ, thân tâm mạnh mẽ, được đại biện tài, trí tuệ vô ngại. Ở đây nói rõ điều gì? Nói về công đức ăn uống lớn lao như vậy. Vậy bố thí thức ăn uống, công đức sẽ rất lớn. Đặc biệt là bố thí cho những người tu hành. Người tu hành thực sự tu hành, họ không phải là giả tu, thật làm, toàn tâm toàn lực chuyên chú. Họ không làm những công việc thuộc sự nghiệp sản xuất. Họ lấy khất thực làm sự nghiệp. Cho nên phong tục tập quán của Ấn Độ xưa, rất tôn trọng đối với người đi khất thực. Vì sao vậy? Vì đó là người tu đạo. Nhất định cung kính cúng dường những thứ họ cần, họ không cần những thứ khác, họ chỉ cần một bình bát cơm mà thôi. Một bát cơm này đôi lúc không phải là của một nhà.
Trong Giới Kinh nói khất thực có thể xin bảy nhà. Bảy nhà mà không xin đủ, thì quí vị không xin nữa, quay trở về. Vì sao vậy? Nhiều quá, người thế gian nói quí vị tham lam. Để tránh cơ hiềm, nên trở về, trở về cũng có thức ăn, bởi vì đồng học đều đi khất thực, lúc trở về chia đều ra mới ăn. Tuyệt đối không phải sau khi khất thực rồi vừa đi vừa ăn. Như thế oai nghi rất khó coi, nhìn thấy rất khó nhìn. Cho nên chư vị phải xem Tiểu thừa, bình bát của Tiểu thừa và bình bát của chúng ta không giống nhau. Bình bát chúng ta chỉ có tính tượng trưng, chứ không thực dụng. Quí vị đến Thái Lan, quí vị xem bình bát của Phật giáo Nam Truyền giống như một cái nồi nhỏ vậy. Sau khi khất thực xong, họ có cái nắp bát đậy lại. Trở về sớt ra, tập trung đồ ăn lại với nhau, sau đó chia đều rồi ăn. “Một bát cơm ngàn nhà”, đây là sự thật không phải giả. Đoàn thể của đức Phật Thích Ca Mâu Ni có 1250 vị, đều đi khất thực, không phải là cơm ngàn nhà sao? Một bát cơm ngàn nhà. Cơm 1250 người đều tập trung lại một chỗ, trộn lẫn với nhau, chia đều rồi ăn, thật là bình đẳng. Cho nên bảy nhà rồi mà chưa khất thực được thì trở về. Đó là cúng dường.
Phật Giáo truyền đến Trung Quốc không thịnh hành việc khất thực. Ở Trung Quốc đi ra ngoài khất thực là kẻ ăn mày. Người có đức hạnh lớn, người có học vấn nhiều, sao có thể để cho họ sống cuộc sống của kẻ ăn mày? Cho nên quí vị xem Phật Pháp thông đạt quyền biến biết bao. Pháp khất thực này là giới luật quan trọng, đến Trung Quốc thì làm không thông. Đế vương Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc nói hiếu đạo, hiếu thân tôn sư, làm sao có thể bảo thầy giáo ra ngoài xin cơm, như thế sao được? Vậy quí vị là học trò còn mặt mũi nào mà nhìn người? Đặc biệt là Phật Giáo, do đế vương phái đặc sứ đi nghênh đón đến Trung Quốc, đến Trung Quốc là thầy của đế vương, là thầy giáo của hoàng đế, làm sao đi ăn mày được? Có lý nào lại như vậy? Nên xây cung điện, phái rất nhiều người phục vụ chăm sóc, nhân viên phục vụ. Nên Phật Giáo đến Trung Quốc hoàn toàn bị Trung Quốc hóa. Đó là tùy duyên, tùy duyên bất biến, một ngày ăn một bữa không đổi cũng được, nhưng không thể ra ngoài đi khất thực. Đế vương đại thần, trưởng giả cư sĩ, cúng dường ngọ trai ở trong tự viện, đem thức ăn đến cúng, đó là việc thường có, mỗi mỗi đều như pháp, gọi là thông đạt quyền biến.
Ở Ấn Độ chỉ có ba y, bởi vì ở đó là nhiệt đới, ba y đủ rồi. Khu vực Trung Quốc gần với phương Bắc, có bốn mùa, có bốn mùa nên ba y không đủ. Cho nên ba y đến Trung Quốc, liền trở thành lễ phục dùng khi làm Phật sự, tức là y mà chúng tôi đang đắp đây, nó còn nhỏ bằng nữa y vốn có của nó. Quí vị xem y của các vị Nam Truyền, Tạng Truyền cũng vậy, y lớn gấp đôi y chúng tôi, bao bọc quanh thân. Chúng tôi may nhỏ lại, rút gọn lại một nửa đắp lên thân, thời xưa dùng dây buộc, hai sợi dây buộc lại với nhau. Sau đó dùng vòng và móc, vòng và móc thuận tiện hơn sợi dây nhiều. Phật sự là gì? Phật sự là giảng kinh dạy học. Lúc dạy học mang lễ phục vào, để tướng nhớ đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Thầy giáo của chúng ta mặc y phục này.
Phật Giáo truyền đến Nhật Bản, ca sa của người xuất gia ở Nhật Bản lớn chừng nào? Lớn bằng cái hộp diêm, chỉ nhỏ xíu như vậy. Bình thường cuộn lại, để ở trong túi áo sơ mi, làm Phật sự thì lấy ra, có một sợi dây nhỏ, quàng vào cổ treo ở trước ngực. Đó là y của họ, còn thuận tiện hơn chúng ta, đó là y của Nhật Bản. Tôi mặc cái áo tràng này là của Hàn quốc, kiểu cách khác với Trung Quốc, nhưng những y áo này, Hàn quốc và Nhật Bản đều học từ Trung Quốc. Họ thật quí hóa. Hơn 2000 năm, cũng còn giữ gìn kiểu dáng vốn có, đặc biệt là Nhật bản. Quí vị xem Hòa phục của Nhật Bản, Hòa phục còn gọi là Ngô phục. Nếu như quí vị nghe nói Ngô phục, quí vị liền biết nó được truyền đi từ thời đại nào, thời chiến quốc, Xuân Thu chiến quốc. Ngô hiện nay là Giang Tô, Việt hiện nay là Chiết Giang, thời xưa là hai quốc gia. Nhật Bản từ thời đó đã qua lại mật thiết với Trung Quốc, cho nên văn hóa Nhật Bản và văn hóa Hàn Quốc, toàn là từ Trung Quốc truyền qua. Kiểu nhà Tatami là kiến trúc của Trung Quốc cổ đại.
Ngày nay chúng ta đọc Lễ Ký, rất nhiều chỗ chúng ta không dễ dàng lãnh hội được. Đến Nhật Bản xem xem, giống như nói trong Lễ Ký vậy. Người Nhật Bản mãi cho đến ngày nay vẫn còn lưu giữ được. Sau thế chiến thứ hai, người Nhật có những thay đổi, tiếp thu văn hóa phương Tây. Nhưng nhân gian Nhật Bản, quí vị đến xem những thứ truyền thống Trung Quốc vẫn còn lưu giữ rất nhiều rất nhiều. Muốn học văn hóa cổ Trung Quốc có lẽ nên đến Nhật Bản xem. Trong chùa chiền am miếu, có thể nhìn thấy mô thức cung điện ngày xưa của Trung Quốc. Nhật Bản có rất nhiều kiến trúc hơn cả ngàn năm trước, kiến trúc thời Đường Tống đều còn bảo tồn được. Họ rất có tâm, niên đại lâu quá, cột kèo hư hoại, nguyên trước đây dùng vật liệu gì họ dùng lại những vật liệu như vậy. Cho nên vĩnh viễn nó vẫn lưu giữ được dáng vẻ cổ xưa. Điều này làm chúng ta tôn trọng đối với người Nhật. Họ có thể trân quí truyền thống, lưu giữ truyền thống. Ngay cả một con đường, lần đầu tiên tôi đến Nhật bản, lúc đi tham quan du lịch, họ mở một con đường mới. Con đường mới đó nằm cạnh bên con đường cũ, bảo tồn con đường cũ, điều này thật hiếm có. Con đường cũ kia là con đường cổ, là nơi tham quan du lịch phải đi, thu hút rất nhiều khách tham quan, đáng để con người ta hoài cổ, vẫn còn có tác dụng. Ngày nay chú trọng hiệu quả kinh tế, như thế rất biết kiếm tiền. Nếu như phá bỏ nó tức là đã hủy hoại rồi. Nhưng kiến trúc cổ của Trung Quốc bị phá hoại rất nhiều. Cho nên những quần thể kiến trúc cổ này phải nên bảo tồn, đó là bảo tồn văn hóa quốc gia của mình.
Hựu Hội Sớ viết: “Phạn thực sa môn giả, kinh vân: chánh lệnh đắc mãn tứ thiên hạ bảo, kỳ lợi bất như thỉnh nhất thanh tịnh sa môn nghệ xá cung dưỡng, đắc lợi thù bội”. Điều này thật lợi hại. Điều này nếu như mọi người không hiểu dành nhau cúng dường người xuất gia. Trong Hội Sớ nói, là trích dẫn từ kinh điển, đức Phật nói ở trong kinh.
“Chánh lệnh đắc mãn tứ thiên hạ bảo”. Một “tứ thiên hạ” ở đây, là một đơn vị thế giới, một đơn vị thế giới kho báu tứ thiên hạ, quí vị đều có được, quí vị được lợi ích lớn như vậy, lợi ích này như thế nào? Không bằng mời một vị sa môn thanh tịnh đến nhà cúng dường, lợi ích quí vị đạt được vượt qua họ rất nhiều rất nhiều. Thật vậy sao? Thật vậy. Vì sao vậy? Vì quí vị được của cải trong một tứ thiên hạ, quí vị không thể ra khỏi sáu nẻo luân hồi. Quí vị có tâm chân thành, mời một người xuất gia đến nhà cúng dường, người xuất gia chấp nhận đồ cúng dường của quí vị đó là cúng dường tài vật. Họ phải hồi hướng cho quí vị, họ không thể ăn không. Họ nhất định sẽ thuyết pháp cho quí vị.
Trong Kinh Bát Nhã nói rất rõ, tam thiên đại thiên thế giới thất bảo, không sánh bằng nói cho người bốn câu kệ. Ở đây muốn nói lên điều gì? Là so sánh cúng dường tài vật và cúng dường pháp bảo. Tam thiên đại thiên thế giới nhiều hơn ở đây, ở đây chỉ có một tứ thiên hạ. Cúng dường pháp là tối thượng. Suốt cuộc đời quí vị có thể nghe được một lần giảng kinh, phước báu này đã lớn lắm rồi. Vì sao vậy? Vì trong a lại da đã gieo được thiện căn này, đời này quí vị gặp được duyên, quí vị sẽ vĩnh viễn thoát ly sáu nẻo luân hồi, quí vị đến Thế giới Cực Lạc làm Phật rồi. Lợi ích này bảy báu trong tam thiên đại thiên thế giới không thể sánh bằng. Vì sao vậy? Vì minh tâm kiến tánh rồi, cái quí vị đạt được là khắp pháp giới hư không giới. Bảy báu trong tam thiên đại thiên thế giới đối với quí vị nhỏ nhoi quá. Đây là nói thẳng với quí vị, mời một người xuất gia, một tỳ kheo thanh tịnh, họ nhất định sẽ nói pháp cho quí vị. Cho nên lợi ích quí vị đạt được vượt qua tài bảo khắp tứ thiên hạ. Vượt qua chưa biết gấp bao nhiêu lần!
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 441
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Minh Tuệ
Biên tập: Liên Hải
Thời gian: 07.06.2011
Địa điểm: Tịnh Tông Cương Sơn – Nhật Bản
Được gắn thẻ ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *