Lương Võ đế mời thiền sư Bảo Chí Công xem vở tuồng, khi kết thúc. Vua hỏi: vở tuồng hôm nay hay không?
Thiền sư nói: Tôi không biết.
Vua lại hỏi: Họ hát có hay không?
Thiền sư: Tôi không biết.
Vua rất ngạc nhiên: Rõ ràng Ngài ngồi bên cạnh cùng xem, sao lại nói không biết?
Thiền sư nói: Thưa bệ hạ, ngày mai thử cho họ diễn lại vở tuồng này, rồi cho một tử tội sắp bị chặt đầu, bảo họ bưng một thau nước quỳ trước sân khấu và nói sau khi diễn tuồng xong, thau nước không bị rơi một giọt ra ngoài sẽ được tha tội, ngược lại thì lập tức bị chặt đầu.
Vua nghe xong tuy không hiểu lắm, nhưng vẫn làm theo. Hôm sau khi kẻ tử tội xem tuồng xong, không hề rơi một giọt nước ra ngoài. Ngài Bảo Chí Công hỏi: “Họ diễn tuồng hay không? Hát có hay không? Tử tội trả lời: Thưa con đều không biết.
Ngài Chí Công hỏi tiếp: Ngươi quỳ ở hàng đầu tiên vì sao lại nói đều không biết?
Tử tội trả lời: Thưa ngài, tâm của con lo thau nước này còn không xong, tâm tình nào mà để ý xem tuồng chứ!
Khi đó vua mới hiểu, tâm không đặt ở vở tuồng, xem mà không thấy, nghe như không nghe, tâm của ngài Chí Công đặt ở việc lớn sanh tử không ở vở tuồng, nên nào biết nó hay hay dở chứ.
Giả như chúng ta đặt tâm ở đại sự sanh tử, đại sự vãng sanh, tự nhiên câu Phật hiệu sẽ không bao giờ gián đoạn, cho dù người khác không cho bạn niệm, trong tâm của bạn vẫn cứ miên mật, từng câu tiếp nối nhau không ngừng. Giống như ngài Hải Hiền trong thời kỳ đại Cách mạng văn hóa, người ta cấm ngài niệm Phật, trong tâm ngài câu Phật hiệu cũng chưa từng gián đoạn.
SANH TỬ TÂM THIẾT
PS TỊNH KHÔNG
PHÁP SƯ THÍCH TỰ LIỄU KÍNH BIÊN
CHUYỂN NGỮ: CƯ SĨ DIỆU HÀ
=====================
HOAN NGHÊNH PHỔ BIẾN