Nếu không có tâm chân thành cung kính, Thánh nhân đến dạy bạn, bạn cũng không đạt được lợi ích. Trong “Thư Kinh” đã nói rất hay, không phải là “Kinh Dịch”, mà là “Thư Kinh” nói, “Mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích” (Tự mãn vời tổn hại, khiêm hư được lợi ích). Đạo lý này là chân thật, chiếc ly nước này, nếu trong đó đổ đầy rồi, nó sẽ không thể chứa thêm gì nữa, đổ thêm nữa thì sẽ tràn ra ngoài hết. Chiếc ly này là trống không thì nó có thể được lợi ích, người ta cúng dường thứ gì thì đều nhận được toàn bộ. Cho nên, bất luận là pháp thế gian hay xuất thế gian, điều học tập đầu tiên chính là “Khiêm”, khiêm hư thì bạn mới được lợi ích, cung kính khiêm hư thì mới được lợi ích.
Cho nên Ấn Quang Đại Sư vô cùng từ bi dạy dỗ chúng ta, “một phần thành kính được một phần lợi ích“, tâm thái của chúng ta, mười phần thành kính thì bạn được mười phần lợi ích. Cùng học với một thầy giáo, mấy chục học trò, học trò mỗi người được lợi ích không như nhau, có người được lợi ích nhiều, có người được lợi ích ít, đạo lý là ở đâu? Tâm cung kính đối với thầy giáo, tâm cung kính đối với môn học của bạn, đây là kính nghiệp! Thầy giáo không có tâm thiên lệch, đều là chân thành ở đó dạy học, học sinh được lợi ích không như nhau. Học sinh nào được lợi ích chân thật, thầy giáo có biết không? Biết chứ, rất rõ ràng. Vì sao vậy? Nhìn ngôn hành cử chỉ vô cùng cung kính, nghiêm túc học tập của họ, chắc chắn học sinh này được lợi ích rồi.
– Cung kính trích lục từ bài giảng của ngài Giáo sư Tịnh Không.
Mã số Bài giảng: 02-039-0177 (AMTB)